Nghe qua thì có vẻ to tát và xa thực tế nhưng các nhà khoa học Israel đã khám phá ra rằng, nguy cơ đột quỵ ở người già sẽ tăng mạnh, tỷ lệ thuận với nhiệt độ môi trường. Cụ thể như thế nào và cách phòng ngừa đột quỵ trong bối cảnh trái đất đang ấm lên ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Đột quỵ là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có hơn 15 triệu người bị đột quỵ và khoảng 5,8 triệu người chết vì mắc phải bệnh lý này. Đột quỵ là tình trạng não bộ đột ngột gặp tổn thương do dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên một phần não bị tắc hoặc vỡ. Theo cơ chế này, đột quỵ được chia thành 2 loại là đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ xuất huyết não. Cụ thể:

- Đột quỵ thiếu máu não cục bộ: Chiếm hơn 85% tổng số ca đột quỵ. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông xuất hiện trong mạch máu và làm tắc mạch, khiến máu không thể lưu thông lên não.

- Đột quỵ xuất huyết não: Chiếm gần 15% tổng số ca đột quỵ. Tình trạng này xảy ra khi một mạch máu bị vỡ. Lúc đó, tại khu vực tổn thương, máu tràn ra gây viêm, phù não, trong khi vùng não khác lại bị thiếu máu do dòng chảy gián đoạn. Vì vậy, đột quỵ xuất huyết não nguy hiểm hơn đột quỵ thiếu máu não cục bộ.

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm

Xem thêm: Thường xuyên tập thể dục vẫn bị đột quỵ, phòng ngừa bằng cách nào?

Nguyên nhân gây đột quỵ là do đâu?

Nguyên nhân gây đột quỵ được chia thành 2 nhóm: Nhóm yếu tố có thể thay đổi và không thay đổi được. Cụ thể:

Yếu tố không thể thay đổi

- Tuổi tác: Đột quỵ chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, từ khi bạn bước vào tuổi 55 thì cứ sau 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng gấp đôi. 

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, hậu quả của đột quỵ ở phụ nữ thường nặng nề hơn so với nam giới.

- Tiền sử gia đình: Đối tượng nào có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ thì nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn người bình thường. 

- Chủng tộc: Người da đen bị đột quỵ nhiều hơn so với người da trắng.

Yếu tố có thể thay đổi

Ngoài những nguyên nhân không thể thay đổi được như trên, đột quỵ có thể xảy ra do yếu tố có thể tác động được như: 

- Huyết áp cao: Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Khi áp lực này ở mức cao trong thời gian dài, thành động mạch có thể bị tổn thương, dẫn đến rò rỉ máu hoặc tạo điều kiện cho mảng bám và các cục máu đông hình thành, ngăn cản máu lưu thông lên não. 

- Tiểu đường: Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao, dễ hình thành mảng bám gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ

Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ

- Bệnh tim mạch: Khi mắc bệnh tim mạch, tuần hoàn máu kém, máu có thể bị tắc lại và tạo nên những cục máu đông gây đột quỵ.

- Lối sống không lành mạnh: Chế độ sống thiếu khoa học, ăn ngủ không điều độ, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động,… có thể khiến sức khỏe toàn trạng giảm sút, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu, trong đó có đột quỵ.

Đề cập đến nguyên nhân gây đột quỵ, chuyên gia Nguyễn Minh Hiện đã có những phân tích rất cụ thể, mời bạn cùng theo dõi trong video sau:

 

Xem thêm: Cách phòng ngừa đột quỵ cho người mắc bệnh rung nhĩ như thế nào?

Trái đất ấm lên làm tăng nguy cơ đột quỵ

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Israel Hayom (Israel), các nhà khoa học thuộc Đại học Haifa của nước này đã chỉ ra rằng, sự ấm lên của trái đất làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi.

Cụ thể, các tác giả nghiên cứu đã căn cứ vào số liệu báo cáo về bệnh đột quỵ của Bộ Y tế Israel để xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ cao của môi trường sống với nguy cơ đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy, thời tiết cứ tăng 1 độ C thì nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên 10% chỉ trong 6 ngày. Trong đó, nguy cơ đột quỵ thiếu máu não cục bộ cao hơn đột quỵ xuất huyết não. Tỷ lệ này đồng đều ở cả nam và nữ trên 50 tuổi.

Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học khuyến cáo người dân, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao cần tích cực phòng ngừa bằng cách điều chỉnh nhiệt độ nơi mình sống cho phù hợp. Đặc biệt, trong những ngày thời tiết thay đổi thất thường, cần sử dụng điều hòa một cách thận trọng, không chỉnh nhiệt độ quá chênh lệch so với ngoài trời.

Xem thêm: Phát hiện mới: Có thể điều trị đột quỵ bằng… nọc độc của loài nhện nguy hiểm nhất thế giới

Làm gì để phòng ngừa đột quỵ trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay?

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là thách thức với tất cả các quốc gia. Tình trạng này chủ yếu là hậu quả của ý thức con người. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, trong đó có đột quỵ, trước hết, mọi người cần chung tay cải thiện không gian sống, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Mỗi cá nhân phải tự đề cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng vật liệu độc hại, tích cực trồng cây, xây dựng cảnh quan đẹp đẽ,… 

Đặc biệt, bạn nên tiết kiệm năng lượng bằng cách: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, tắt động cơ xe khi dừng đèn đỏ quá lâu, để nhiệt độ điều hòa vừa đủ,…

Bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cũng là một cách phòng ngừa đột quỵ

Bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng cũng là một cách phòng ngừa đột quỵ

Song song với việc bảo vệ môi trường, mọi người cần cải thiện sức khỏe toàn trạng để phòng ngừa đột quỵ một cách toàn diện bằng cách:

Thường xuyên kiểm soát các bệnh lý nguy cơ

Như đã đề cập ở phần trước, các bệnh lý nguy cơ của tai biến mạch máu não bao gồm: Tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Bạn cần kiểm soát tốt các bệnh này, tuân thủ chỉ định điều trị và không được tự ý ngừng thuốc. 

Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, hợp lý

Trong thực đơn hàng ngày, bạn cần tránh các món ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng chứa nhiều chất béo bão hòa cùng hàm lượng muối cao, dễ làm tăng huyết áp. Đồng thời, đừng quên ăn nhiều rau xanh, trái cây, sử dụng chất béo từ thực vật để điều tiết lượng cholesterol trong máu. 

Tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng

Việc duy trì luyện tập thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, từ đó ngăn ngừa được những bệnh lý về tim mạch, huyết áp và giảm nguy đột quỵ.

Xem thêm: 6 điểm quan trọng trong điều trị đột quỵ  

Dùng sản phẩm thảo dược phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Đột quỵ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiệt độ tăng hay giảm thất thường là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài những phương pháp được các chuyên gia gợi ý ở trên, bạn cũng nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto. Enzyme này có khả năng ngăn ngừa cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ theo 2 con đường: Một là nattokinase trực tiếp làm tiêu sợi fibrin, giải phóng tiểu cầu, làm tan cục máu đông; Hai là kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu giúp tăng cường sản sinh plasmin làm tan fibrin. 

Không chỉ phòng ngừa và phá tan cục máu đông, nattokinase còn có tác dụng làm giảm độ nhớt máu cũng như độ dính của hồng cầu, từ đó giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp. 

Tổng hợp những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes giúp ngăn chặn các nguy cơ, từ đó đáp ứng nhu cầu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả trong điều kiện môi trường nhiều biến động như hiện nay. Đặc biệt, với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, Nattospes rất an toàn, có thể dùng lâu dài mà không phải lo ngại về tác dụng phụ.

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Kinh nghiệm của người dùng

Anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa bị đột quỵ dẫn đến nhiều di chứng nặng nề. Tuy nhiên, may mắn tìm được phương pháp phù hợp, sức khỏe của anh Thành đã được cải thiện. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm của anh Thành trong video sau:

Tương tự như anh Thành, ông Võ Văn Tám ở TP. HCM (SĐT anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) cũng đã cải thiện các di chứng của đột quỵ hiệu quả sau khi dùng Nattospes. Bạn có thể theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện đột quỵ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Chuyên gia khuyên bạn phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về phương pháp phòng ngừa đột quỵ bằng Nattospes trong video dưới đây:

Xem thêm tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về phương pháp cải thiện đột quỵ TẠI ĐÂY

Môi trường ô nhiễm, nền nhiệt tăng cao không phải chỉ dựa vào ý thức của một vài người là có thể thay đổi. Chính vì vậy, hãy kêu gọi cộng đồng cùng chung tay xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. Đồng thời, đừng quên thiết lập lối sống lành mạnh, luyện tập thường xuyên và hãy sử dụng Nattospes mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về bệnh đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Hải Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!