Đột quỵ não hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa từ sớm bằng cách kết hợp nhiều biện pháp: Thay đổi lối sống, kiểm soát bệnh nền, khám sức khỏe định kỳ… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bán đọc các cách ngăn ngừa đột quỵ cực hữu ích.

Thay đổi lối sống theo hướng tích cực

Để không bị đột quỵ thì điều kiện đầu tiên cần có đó là cơ thể phải khỏe mạnh. Việc duy trì lối sống khoa học sẽ giúp sức khỏe của bạn luôn đạt trạng thái ổn định. Lối sống khoa học bao gồm các thói quen lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:

Duy trì thói quen lành mạnh

  • Tập thể dục là một trong những thói quen tốt cần được duy trì hàng ngày. Việc tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe tăng cường lưu thông máu tốt hơn, từ đó ngăn ngừa tai biến đột quỵ. Bạn nên dành tối thiểu 15-30 phút/ ngày và 4-5 lần/ tuần cho việc tập thể dục.

Tùy vào độ tuổi và sở thích của từng người mà bạn có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp cho việc luyện tập thể dục. Với người cao tuổi, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thở, thiền, khí công, yoga, dưỡng sinh. Với các bạn trẻ, có thể lựa chọn các bộ môn hoạt động mạnh như: Cầu lông, bơi lội, tập gym, aerobics…

  • Nấu ăn tại nhà: Việc nấu ăn tại nhà giúp bạn hạn chế được việc ăn ngoài nhiều dầu mỡ. Bản thân có thể tự kiểm soát được hàm lượng calo, gia vị mà cơ thể nạp vào cơ thể, đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch.
  • Giữ thói quen ăn sáng: Ăn sáng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng tích cực, nâng cao hiệu suất làm việc của não, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, ổn định đường huyết, kiểm soát cân nặng và hỗ trợ điều hòa hệ tim mạch.

Tap-the-duc-giup-nang-cao-suc-khoe-ngan-ngua-dot-quy.webp

Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ

Từ bỏ các thói quen xấu

Bên cạnh các thói quen tốt thì bạn cũng cần loại bỏ các thói quen gây hại cho sức khỏe:

  • Hút thuốc lá, bia rượu: Đây đều là những chất kích thích có hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ đột quỵ nếu sử dụng chúng thường xuyên. Nghiên cứu từ Đại học London và Đại học Hong Kong cho biết, nếu bạn dùng 1 điếu thuốc/ ngày sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 48%. Nhưng khi bỏ thuốc lá từ 2-5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa từng hút thuốc. Ngoài ra, những người có thói quen uống rượu bia (trung bình 2 ly rượu/ ngày) có nguy cơ đột quỵ cao hơn 34% với những người uống trung bình ít hơn nửa ly/ngày. Do đó từ bỏ thói quen này không chỉ giúp cho phổi, gan khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa đột quỵ.
  • Thói quen tắm khuya: Tắm khuya hay cụ thể là tắm sau 10 giờ đêm rất dễ gây đột quỵ não. Bởi khi đó nhiệt độ xuống rất thấp, dễ khiến các mạch máu co lại gây tắc nghẽn và dẫn đến đột quỵ. Do đó bạn nên tắm, gội đầu trước 10 giờ tối là tốt nhất.

Bo-thoi-quen-tam-khuya-neu-khong-muon-bi-dot-quy.webp

Bỏ thói quen tắm khuya nếu không muốn bị đột quỵ

 

AE-0111-02.jpg

Ăn uống khoa học

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ não. Bạn cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất hàng ngày: chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin với một hàm lượng hợp lý. Không ăn quá nhiều 1 nhóm chất và cần kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể để tránh tình trạng thừa cân. 

Bạn nên hạn chế sử dụng các loại gia vị như: Hạt nêm, bột canh, mì chính, nước mắm khi chế biến thức ăn. Đối với người khỏe mạnh chỉ nên sử dụng dưới 5 gram muối mỗi ngày. Việc ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể tích nước nhiều hơn từ đó gây tăng huyết áp, do đó ăn giảm mặn là nguyên tắc đầu tiên nếu bạn muốn ổn định huyết áp của mình. 

Để phòng ngừa đột quỵ, bạn có thể ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm sau: 

  • Rau củ: Lượng vitamin và chất xơ dồi dào có trong nhóm thức ăn này giúp giãn mạch máu, hạn chế xơ vữa động mạch. Đặc biệt trong táo và lê có tỉ lệ chất xơ và flavonoid cao, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Cá: Trong cá có acid béo không bão hòa. Theo các chuyên gia, những dưỡng chất này giúp triệt tiêu mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu – tác nhân gây nên bệnh đột quỵ.
  • Trái cây tươi: Các loại quả mọng như họ nhà cam, quýt, cherry, việt quất rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là hệ tim mạch.

An-uong-khoa-hoc-se-giup-phong-ngua-dot-quy-nao.webp

Ăn uống khoa học sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ não

Kiểm soát bệnh nền

Những người có mắc kèm các bệnh nền như: Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… có nguy cơ bị đột quỵ não cao hơn cả. Do đó bạn cần kiểm soát các yếu tố huyết áp, đường huyết, mỡ máu… luôn nằm trong ngưỡng ổn định. Để làm được điều này người bệnh sử dụng thuốc điều trị huyết áp đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều, giảm liều, đổi thuốc hay ngừng thuốc đột ngột, vì điều này có thể khiến bản thân rơi vào tình cảnh nguy hiểm.

Ngoài ra với người bệnh có tiền sử đột quỵ, bệnh rung nhĩ, nhồi máu cơ tim đều phải sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu… giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não.

Khám bệnh định kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, đặc biệt là các yếu tố báo trước cơn đột quỵ não. Điều này giúp người bệnh có thể chủ động can thiệp sớm và tránh được nguy cơ đột quỵ. 

Việc khám sức khỏe định kỳ nên áp dụng cho tất cả mọi người, đặc biệt ở người cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường mỡ máu… Bạn nên quan sát những thay đổi bất thường của cơ thể để kịp thời thăm khám, giúp phòng ngừa đột quỵ, nhất là dấu hiệu đau đầu,  hoa mắt, chóng mặt, đột ngột nói khó... 

Kham-benh-dinh-ky-giup-phat-hien-nguy-co-dot-quy-som.webp

Khám bệnh định kỳ giúp phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm

AE-0111-02.jpg

Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress

Một trong những nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp ở giới trẻ đó là do áp lực, căng thẳng, stress. Do đó bạn cần cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Không nên làm việc quá sức, điều này dễ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần nhanh tụt dốc, suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tấn công trước các tác nhân gây bệnh. Bạn có thể kiểm soát tinh thần bằng cách giải trí như: Xem phim, nghe nhạc, đọc sách… hoặc tập thiền, yoga, giúp cân bằng tinh thần.

Sử dụng sản phẩm thảo dược ngừa đột quỵ chứa nattokinase

Một trong những phương pháp ngăn ngừa cơn đột quỵ được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay đó là sử dụng các sản phẩm thảo dược chứa nattokinase. Nattokinase là một enzym chiết xuất từ đậu tương lên men, được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng làm tan cục máu đông, hạ huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch… Đây đều là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Do đó, nattokinase đã được ứng dụng là thành phần chính nhiều sản phẩm ngừa đột quỵ.

Tuy nhiên rất ít các sản phẩm chứa nattokinase được nghiên cứu lâm sàng ngoại trừ Nattospes. Nattospes là sản phẩm có thành phần chính nattokinase đã được kiểm chứng lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn: Bệnh viện TWQĐ 108, BV Quân y 103, Bệnh viện Bạch Mai… Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy:”

  • Hiệu quả làm tan cục máu đông của Nattospes tương đương với Aspirin nhưng không gây tác dụng phụ. 
  • Nattospes hỗ trợ phục hồi các di chứng sau tai biến: Liệt, méo miệng, nói ngọng, rối loạn ngôn ngữ…. 84% người bệnh sau tai biến vận động dễ dàng hơn chỉ sau 3 tháng sử dụng Nattospes
  • Giúp ngăn ngừa tái phát tai biến lên đến 98%.

Nattospes-giup-phong-ngua-dot-quy-nao.webp

Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ não

Dathang-.gif

Đột quỵ não thực sự là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa từ sớm bằng cách kết hợp các biện pháp trên với nhau. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ, tai biến, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận hoặc gọi ngay đến số 0917.185170 để được tư vấn kịp thời.


 

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Nguồn tham khảo

https://www.health.harvard.edu/womens-health/8-things-you-can-do-to-prevent-a-stroke

https://www.cdc.gov/stroke/prevention.htm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470234/