Sau đột quỵ, người bệnh thường gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt cá nhân: Đi lại, ăn uống, tắm rửa… vì phải chịu nhiều di chứng nặng nề. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc người bệnh đột quỵ, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn sau biến cố này.
Người bệnh đột quỵ não không chỉ gặp phải vấn đề về sức khỏe thể chất mà còn là sự thay đổi lớn trong tinh thần. Chính vì vậy, sự quan tâm và chăm sóc từ người thân rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh về sau.
Các nguyên tắc cần biết khi chăm sóc người bệnh đột quỵ não
Khi chăm sóc người bệnh đột quỵ não, bạn cần nắm vững các nguyên tắc sau để đảm bảo sự phục hồi nhanh chóng và an toàn cho người bệnh:
- Bạn cần hiểu về đột quỵ não, nắm vững kiến thức về đột quỵ, các nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và quá trình điều trị. Điều này sẽ giúp bạn chăm sóc người bệnh hiệu quả hơn.
- Luôn luôn theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của người bệnh các chỉ số cơ bản như huyết áp, nhịp tim, đường huyết và kết quả xét nghiệm máu bằng cách cho người bệnh đột quỵ tái khám định kỳ.
- Cung cấp chế độ ăn hợp lý, giàu dinh dưỡng, hạn chế muối, chất béo bão hòa và đường giúp người bệnh phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
- Luôn hỗ trợ vận động và tập luyện cho người bệnh, đồng thời động viên tinh thần người bệnh.
- Hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày: ăn uống, di chuyển, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân…
Bố trí chỗ ở nhà cửa phù hợp với mục đích tập luyện người bệnh đột quỵ
Hầu hết người bệnh sau cơn đột quỵ đều gặp khó khăn trong vận động, hơn 80% người bệnh khó di chuyển hoặc bị liệt một bên cơ thể, gặp phải các vấn đề về thăng bằng. Do đó bạn có thể cân nhắc sửa đổi thiết kế phòng ngủ của người bệnh, lắp đặt các thiết bị hỗ trợ phù hợp, để họ có thể thuận lợi khi sinh hoạt, tập luyện về sau.
- Sắp xếp không gian rộng rãi, loại bỏ hoặc dời các đồ vật không cần thiết ra khỏi đường đi để người bệnh dễ dàng di chuyển.
- Nên để phòng ngủ của người bệnh ở tầng dưới hoặc gần phòng tắm để giảm bớt việc di chuyển lên xuống cầu thang.
- Tại phòng tắm nên lắp đặt tay vịn chống trượt, cho người bệnh đột quỵ sử dụng ghế tắm hoặc thảm chống trượt để đảm bảo an toàn khi sử dụng phòng tắm.
- Đặt ghế có tay vịn ở nơi người bệnh thường ngồi, nên sử dụng giường có điều chỉnh độ cao và trang bị bàn ăn di động nếu cần thiết.
- Nên sắp xếp lại đồ dùng trong nhà ở tầm với của người bệnh, đặc biệt là trong bếp và phòng tắm.
- Đối với thảm và sàn nhà nên loại bỏ thảm lỏng lẻo hoặc sàn trơn trượt, thay thế bằng thảm chống trượt hoặc sàn nhà có độ ma sát cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Với cầu thang hãy lắp đặt tay vịn hai bên và đảm bảo ánh sáng đủ sáng để người bệnh có thể yên tâm khi di chuyển lên xuống cầu thang, tránh ngã trượt.
Lắp đặt tay vịn ở cầu thang, giúp người bệnh đột quỵ di chuyển dễ dàng hơn
Kiểm soát, theo dõi các chỉ số sức khỏe của người bệnh
Đột quỵ rất dễ tái phát lần 2, do đó việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như huyết áp, đường huyết, mỡ máu rất cần thiết:
- Đo huyết áp thường xuyên, ít nhất hai lần mỗi ngày, đặc biệt ở những ngày đầu tiên sau khi xuất viện. Ghi chép kết quả và thông báo cho bác sĩ nếu huyết áp có biến động lớn hoặc không ổn định.
- Theo dõi nhịp tim của người bệnh, đặc biệt khi họ thay đổi tư thế hoặc tập luyện. Nếu nhịp tim quá cao hoặc quá thấp, hãy thông báo cho bác sĩ.
- Nếu người bệnh đột quỵ mắc kèm tiểu đường, hãy đo đường huyết thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn, uống và dùng thuốc theo chỉ định.
- Quan sát kỹ các dấu hiệu bất thường như khó nói, mất cân bằng, mệt mỏi, đau đầu... Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đưa người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức.
- Thực hiện tái khám định kỳ để xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ giúp kiểm tra các chỉ số như cholesterol, đường huyết, huyết áp và chức năng thận, gan. Bạn hãy ghi chép và theo dõi kết quả để điều chỉnh điều trị khi cần thiết.
Thường xuyên đo huyết áp cho người bệnh đột quỵ
Chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đột quỵ
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng dành cho người bệnh đột quỵ:
- Chế độ cho người bệnh cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm chứa protein chất lượng cao (cá, thịt gia cầm nạc, đậu nành, quả hạnh) và chất béo không bão hòa (dầu ô liu, hạt chia, hạt óc chó).
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt đỏ, đồ chiên, bánh kẹo, đồ ăn nhanh, mỡ động vật, để giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ.
- Nên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, hạt và đậu để giúp hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và giảm cholesterol.
- Người bệnh đột quỵ cần uống đủ nước hàng ngày, nhưng tránh uống quá nhiều nước cùng lúc để không gây áp lực lên tim và thận.
- Bạn nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, thay vì ăn 3 bữa chính lớn, để giúp người bệnh dễ tiêu hóa dễ hơn.
- Đối với những người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt, nên cho họ dùng thức ăn mềm, nghiền nhuyễn, giúp người bệnh dễ dàng nuốt và hấp thu dưỡng chất.
Lựa chọn thức ăn mềm với người bệnh đột quỵ khó nuốt
Hỗ trợ người bệnh đột quỵ phục hồi chức năng
Hỗ trợ tập luyện cho người bệnh đột quỵ là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số cách để hỗ trợ chăm sóc tập luyện cho người bệnh đột quỵ:
- Hãy bắt đầu từ bài tập có độ khó ở mức độ thấp và từ từ tăng cường theo sự cải thiện của người bệnh. Điều này giúp người bệnh dần thích nghi với chương trình tập luyện mà không gây quá tải cho cơ thể.
- Giúp đỡ người bệnh thực hiện các bài tập cải thiện sức mạnh cơ bắp, khả năng cân bằng và cơ đàn hồi, đặc biệt là ở những vùng bị ảnh hưởng sau cơn đột quỵ.
- Luôn đảm bảo người bệnh đột quỵ sẽ thực hiện tập luyện theo kế hoạch đều đặn, ít nhất 3-5 buổi mỗi tuần. Điều này giúp họ duy trì động lực và nâng cao hiệu quả hồi phục.
- Bạn có thể khuyến khích người bệnh tham gia vào các hoạt động vận động hàng ngày như đi bộ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn cây... để tăng cường sức khỏe và duy trì tính linh hoạt của cơ thể.
- Theo dõi tiến triển của người bệnh để đánh giá hiệu quả của chương trình tập luyện. Khi cần thiết, hãy điều chỉnh các bài tập hoặc mức độ khó phù hợp với sự cải thiện của người bệnh.
- Luôn khích lệ và động viên người bệnh trong quá trình tập luyện, giúp họ giữ vững động lực và tin tưởng vào khả năng hồi phục của mình. Lắng nghe những lo lắng, khó khăn của người bệnh và cùng họ tìm giải pháp để vượt qua.
- Động viên người bệnh tham gia các nhóm hỗ trợ đối với người bệnh đột quỵ và gia đình, nơi họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ những người có cùng hoàn cảnh và nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ cộng đồng.
Hỗ trợ người bệnh đột quỵ tập vận động
Sử dụng sản phẩm giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ
Bên cạnh các phương pháp kể trên, bạn nên cho người bệnh kết hợp dùng cùng sản phẩm chuyên biệt cho người đột quỵ Nattospes. Nattospes giúp phục hồi các di chứng liệt nửa người, méo miệng, nói ngọng sau tai biến, ngăn ngừa bệnh tái phát, Hiệu quả của Nattospes đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng tại viện TWQĐ 108, Viện Quân y 103, Viện Bạch Mai:
- Giúp hơn 86% người bệnh vận động dễ dàng hơn sau tai biến
- Giảm nguy cơ tái phát đột quỵ lên đến 98%
Nattospes giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ não
Hàng ngàn người bệnh tai biến đã dùng Nattospes và cho phản hồi tích cực. Điển hình như trương hợp của cô Trần Thị Tuyết Phượng (TP. Hồ Chí Minh). Sau 8 tháng hôn mê do đột quỵ, cô Phượng bị mất trí nhớ một thời gian ngắn nửa người bên phải bị liệt không cử động được, Nhờ dùng Nattospes mà trí nhớ của cô tốt lên từng ngừng, nửa người phải có thể vận động trở lại. Cùng tìm hiểu câu chuyện của cô Phượng qua video sau:
Từ ngày 01/4 - 31/12, khi bạn tham gia ngay chương trình “Tích điểm trúng vàng nhận ngàn quà tặng” của nhãn hàng Nattospes, bạn sẽ có cơ hội trúng 1 chỉ vàng SJC 9999 hoặc 1 tháng sử dụng Nattospes, chi tiết chương trình xem TẠI ĐÂY
Nếu còn băn khoăn về vấn đề chăm sóc đột quỵ bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.
Trần Thụy
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Nguồn tham khảo:
https://www.flintrehab.com/how-to-care-for-stroke-patient-at-home/
https://getvipcare.com/blog/how-to-care-for-a-stroke-patient-at-home/