Một nghiên cứu được thực hiện tại Úc đã cho thấy, nọc độc của loài nhện mạng phễu ở vùng đảo Fraser của nước này có thể dùng để điều trị đột quỵ do nó chứa một peptide đặc biệt. Cụ thể thông tin này như thế nào? Nọc độc nhện có tác dụng ra sao với những người bị đột quỵ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, vùng não bộ không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị tổn thương, mất khả năng điều khiển các cơ quan trên cơ thể. Vì vậy, người bị đột quỵ nặng có thể tử vong, nhẹ thì phải gánh chịu những di chứng như: Liệt, méo mặt, mờ mắt, điếc tai…
Theo các chuyên gia, có một số yếu tố nguy cơ của đột quỵ, đó là:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ đột quỵ càng tăng. Theo thống kê, có hơn 70% số ca đột quỵ xảy ra ở người ngoài 65 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Nếu người thân (cha mẹ, ông bà, anh chị em) đã bị đột quỵ, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.
- Giới tính: Đột quỵ thường xảy ra ở nam giới nhưng lại gây hậu quả nặng nề hơn so với nữ giới.
- Bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu: Đây là những bệnh lý làm suy yếu mạch máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây tắc mạch.
- Lối sống lười vận động, chế độ ăn nhiều dầu mỡ: Lười vận động và ăn nhiều đồ chiên rán chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng mỡ máu, gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Thường xuyên căng thẳng: Căng thẳng, stress sẽ ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thường xuyên căng thẳng làm tăng nguy cơ đột quỵ
Xem thêm: Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thể hiện ở miệng như thế nào?
Điều trị đột quỵ bằng cách nào?
Quá trình điều trị đột quỵ gồm 2 giai đoạn chính: Cấp cứu và phục hồi chức năng. Cụ thể:
Giai đoạn cấp cứu
Yếu tố quyết định sự thành công của quá trình điều trị đột quỵ là thời gian cấp cứu. Người bệnh được cấp cứu càng sớm thì cơ hội sống cao, những di chứng của đột quỵ cũng được hạn chế.
Trước hết, người bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm hình ảnh não, thường là chụp CT hoặc chụp MRI để xác định loại đột quỵ (nhồi máu não hay xuất huyết não) và mức độ tổn thương não. Từ đó, các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với người bị đột quỵ thể nhồi máu não (một cục máu đông làm tắc mạch máu não), nếu được cấp cứu trong khoảng 3 giờ đầu, bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc làm tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông. Đối với đột quỵ thể xuất huyết não, hầu hết người bệnh cần được phẫu thuật để cầm máu và giảm tổn thương não.
Cấp cứu sớm giúp hạn chế hậu quả của đột quỵ
Giai đoạn phục hồi chức năng
Vì cơn đột quỵ làm gián đoạn các chức năng cơ thể nên người bệnh cần thực hiện những phương pháp phục hồi để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số liệu pháp thường được áp dụng:
Trị liệu ngôn ngữ: Giúp người bệnh khôi phục khả năng nói, truyền đạt suy nghĩ.
Vật lý trị liệu: Thông qua các bài tập thể lực, người bệnh dần khôi phục kỹ năng vận động, có thể tự thực hiện việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày.
Châm cứu, bấm huyệt: Thực chất, đây là những liệu pháp bổ trợ trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ. Người bệnh có thể áp dụng đồng thời liệu pháp này với các phương pháp trị liệu phía trên.
Tâm lý trị liệu: Sau đột quỵ, người bệnh có thể suy sụp, trầm cảm, thay đổi cảm xúc. Vì vậy, song song với việc cải thiện về mặt vật lý, người bệnh cũng cần được trị liệu tâm lý. Nếu có người thân bị đột quỵ, bạn hãy cố gắng thông cảm, san sẻ để giúp họ nhanh hồi phục.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và điều trị các bệnh về tim, huyết áp cao, đái tháo đường,... để cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Để tìm hiểu thêm về nguyên tắc và quy trình điều trị đột quỵ, mời bạn cùng lắng nghe những ý kiến của chuyên gia Trần Quang Đạt trong video sau:
Xem thêm: Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ có gì khác với người già?
Nghiên cứu về tác động của nọc độc nhện lên tế bào não trong cơn đột quỵ
Như đã nhắc đến ở phần đầu, cơn đột quỵ xảy ra làm tổn thương các mô não, khiến tế bào não dần hoại tử. Tuy nhiên, một peptide (chuỗi axit amin) được tìm thấy từ loài nhện mạng phễu độc nhất thế giới tại vùng đảo Fraser (Úc) đã được chứng minh là có thể ngăn cản quá trình hoại tử này.
Nhện mạng phễu là loài nhện cực độc, chúng có thể đào hang sâu tới 20 - 30 cm và sống tập trung tại vùng đảo Fraser, thuộc bờ biển phía nam của Queensland. Tuy nhiên, loài nhện này đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queensland và Đại học Monash đã đi săn bắt loài nhện này, thu nọc độc để nghiên cứu. Họ tìm ra một peptide được gọi là Hi1a và tiêm vào chuột thí nghiệm bị đột quỵ. Qua quá trình theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy rằng, peptide từ nọc độc của nhện mạng phễu có thể ngăn chặn tín hiệu hoại tử của não, từ đó giữ cho các tế bào thần kinh được sống sót.
Nọc độc của nhện mạng phễu có thể giúp giảm tổn thương não
Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Glenn King thuộc Viện Khoa học Sinh học Phân tử, Đại học Queensland chia sẻ: “Vì hệ thần kinh của con người phức tạp và có nhiều dây thần kinh hơn so với côn trùng nên các bộ phận điều chế nọc độc nhện nhằm giết chết côn trùng lại rất có thể đem lại lợi ích cho con người. Vì vậy, việc tìm kiếm cách chữa bệnh trong nọc độc nhện là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi tin rằng, mình đã tìm ra cách để giảm thiểu tác động của tổn thương não do đột quỵ. Nếu được ứng dụng thành công trên lâm sàng, chúng tôi hy vọng đây sẽ là phương pháp bổ sung hiệu quả trong quá trình điều trị đột quỵ”.
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: “Có khoảng 35 loài nhện mạng phễu. Chúng tôi tin rằng, sẽ có những peptide tương tự ở những loài còn lại, chẳng hạn như nhện phễu Sydney!”.
Xem thêm: Thuốc phòng ngừa đột quỵ 4 trong 1 – Bạn biết gì về sản phẩm này?
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Nghiên cứu trên tuy đã mở ra những tia hy vọng mới trong điều trị đột quỵ nhưng hiện chúng ta vẫn chưa thể ứng dụng trên thực tế. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm và mọi người vẫn nên tự nâng cao ý thức phòng ngừa cũng như xử trí kịp thời, đúng cách. Để phòng ngừa đột quỵ và giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Với thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, làm tan các cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ, cải thiện những di chứng hiệu quả. Đây là sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn cũng như các chuyên gia đánh giá cao nhờ tác dụng tích cực và hiệu quả bền vững, an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Kinh nghiệm của nhiều người
Trong những năm qua, rất nhiều người bị đột quỵ đã sử dụng Nattospes để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM trong video sau:
Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn cùng nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích sâu hơn về công dụng của sản phẩm Nattospes trong video sau:
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ TẠI ĐÂY
Điều trị đột quỵ là một quá trình dài, tốn nhiều công sức và tiền của. Hãy trang bị kiến thức về bệnh và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để đột quỵ không có cơ hội xảy ra, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về điều trị đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Thanh Mai
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!