Việc nhanh chóng nhận biết những dấu hiệu của bệnh đột quỵ sẽ giúp bạn có thêm thời gian đưa người bệnh đi cấp cứu, tăng cơ hội sống cho bệnh nhân. Phần lớn mọi người đều biết rằng, đột quỵ có nhiều dấu hiệu tương đối đặc trưng, dễ nhận biết, thể hiện ở khắp các cơ quan trên cơ thể, trong đó có miệng. Vậy cụ thể những dấu hiệu của bệnh đột quỵ biểu hiện trên miệng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não đột ngột ngưng trệ do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, phần não bị tổn thương sẽ dần hoại tử, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề chỉ trong vài phút.

Đột quỵ có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề

Đột quỵ có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề

Đột quỵ được chia thành 2 thể chính:

- Thể thiếu máu não: Đây là trường hợp xảy ra khi mạch máu não bị tắc do có cục máu đông chèn ép. Ngoài những cục máu đông, mạch máu cũng có thể tắc do mảng bám (bao gồm chất béo và cholesterol) làm dày thành mạch, khiến máu không thể lưu thông. 

- Thể xuất huyết não: Tai biến thể xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, máu tràn ra làm tổn thương các mô não xung quanh.  

Xem thêm: Top 5 nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn người thường

Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thể hiện ở miệng

Dấu hiệu của bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở khắp các bộ phận trên cơ thể như: Mắt nhìn mờ, nửa mặt chảy xệ, tay chân tê yếu,… Miệng và các chức năng liên quan đến cơ quan này cũng không ngoại lệ. Nhìn vào miệng, bạn sẽ phán đoán được có phải người đối diện mình đang bị đột quỵ hay không. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thể hiện ở miệng:

Khó nói

Người bị đột quỵ thường gặp khó khăn trong việc hiểu từ ngữ và dùng ngôn từ để thể hiện suy nghĩ của mình. Đây được gọi là chứng mất ngôn ngữ, thường xảy ra khi cơn đột quỵ khiến bán cầu não trái (nơi điều khiển chức năng ngôn ngữ) bị tổn thương. Bạn hãy yêu cầu người đối diện mỉm cười hoặc nói một câu đơn giản, nếu người bệnh không thể thực hiện yêu cầu này hoặc làm một cách rất vất vả, hãy nhanh chóng nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia y tế.

Ngoài ra, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người bệnh có thể bị méo miệng, nói chậm, khó nói vì cơ lưỡi và cơ vòm miệng bị ảnh hưởng trong cơn đột quỵ. Để cải thiện di chứng, khôi phục khả năng nói, người bệnh cần được trị liệu ngôn ngữ một cách bài bản.

Người bị đột quỵ thường không thể nói ra một câu có nghĩa

Người bị đột quỵ thường không thể nói ra một câu có nghĩa

Lưỡi xiên

Khi nghi ngờ ai đó bị đột quỵ, bạn có thể yêu cầu người đó lè lưỡi để kiểm tra. Thường thì lưỡi của bệnh nhân đột quỵ sẽ không thẳng mà rủ xuống hoặc nghiêng sang một bên. Đây cũng là cơ sở để bạn đưa người đó đi cấp cứu ngay lập tức. 

Khó nuốt

Nhiều bệnh nhân đột quỵ thường gặp chứng khó nuốt, một tình trạng suy yếu phản xạ nuốt do sự phối hợp giữa cơ lưỡi và cơ cổ họng bị phá vỡ. Thực tế, đây là một dấu hiệu đột quỵ khá phổ biến. Chứng khó nuốt có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm khác, chẳng hạn như: Giảm cân, mất sức, ăn hay nghẹn, nghẹt thở hoặc có các hạt thức ăn bị mắc vào phổi, gây viêm phổi. Thậm chí, người bệnh còn không thể ăn được gì do cơ miệng quá yếu. 

Ngoài 3 dấu hiệu của bệnh đột quỵ ở miệng này, bạn có thể nhận biết bệnh đột quỵ qua những triệu chứng khá đặc trưng khác. Mời bạn cùng lắng nghe những phân tích của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân trong video sau:

Xem thêm: 5 điều cần biết về bệnh đột quỵ - Đừng bỏ qua kẻo sau này “hối không kịp”

Xử trí đột quỵ như thế nào?

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong xử trí đột quỵ là gọi cấp cứu ngay khi cơn đột quỵ khởi phát. Theo giới chuyên gia, các phương pháp điều trị đột quỵ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu bệnh nhân được cấp cứu trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Đây được gọi là “khung giờ vàng” trong điều trị đột quỵ. Sau khoảng thời gian này, sức khỏe của người bệnh có thể không đủ khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị được chỉ định.

Bạn cũng có thể phải thực hiện hồi sức tim phổi cho người bị đột quỵ. Đây là tổ hợp các thao tác sơ cứu bao gồm nhấn lồng ngực và hô hấp nhân tạo với mục đích đẩy lượng máu giàu oxy tới não. Hầu hết bệnh nhân đột quỵ không cần hồi sức tim phổi. Tuy nhiên, nếu người bệnh bất tỉnh, không có dấu hiệu của mạch đập và nhịp thở, bạn hãy thực hiện hồi sức tim phổi trong thời gian chờ xe cấp cứu đến. 

Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, cần gọi ngay cấp cứu

Khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh đột quỵ, cần gọi ngay cấp cứu

Ngoài ra, bạn cần hết sức lưu ý, khi cơn đột quỵ khởi phát, không nên để người bệnh đi ngủ hoặc chờ đợi các triệu chứng tự thuyên giảm vì điều này sẽ rất nguy hiểm, lãng phí “thời gian vàng” để điều trị đột quỵ. Đồng thời, nếu chưa biết rõ tình trạng bệnh là gì, bạn đừng cho người bệnh ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì bởi đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt, người bệnh sẽ dễ bị nghẹn, nôn.

Xem thêm: Phòng ngừa đột quỵ chỉ bằng 1 quả chuối?

Hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân đột quỵ bước vào quá trình phục hồi. Các chuyên gia khuyên người bị đột quỵ nên sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. 

Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Khi đi vào cơ thể, nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông theo 2 con đường: Một là trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi huyết) làm tan cục máu đông, hai là nó kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu tăng cường sản sinh plasmin tiêu hủy sợi fibrin. 

Với công dụng này, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm Nattospes giúp phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ; cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng

Rất nhiều người đã dùng Nattospes để cải thiện di chứng của đột quỵ thành công. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Bạn có thể theo dõi chi tiết câu chuyện của anh Thành trong video sau: 

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện đột quỵ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Chuyên gia khuyên bạn phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia Dương Quang Hải về hiệu quả cải thiện di chứng đột quỵ của Nattospes trong video dưới đây:

 

Xem thêm tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về bệnh đột quỵ TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin về những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thể hiện ở miệng đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh đột quỵ Hãy chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng Nattospes để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về những dấu hiệu của bệnh đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Huy Hoàng

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!