Đột quỵ là một biến cố lớn trong cuộc sống. Một số người có nguy cơ đột quỵ cao hơn phần đông những người khác. Họ là ai? Tại sao lại có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng như vậy và phải phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào? Mời bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, khiến lưu lượng máu lên não đột ngột giảm sút. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh nhân dễ bị hôn mê sâu, đi kèm với những biến chứng nguy hiểm như: Méo miệng, liệt, nói ngọng… thậm chí có thể tử vong chỉ trong vài phút.

Xem thêm: 3 nguyên nhân gây đột quỵ hy hữu nhưng không thể coi thường

Những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao

Theo các chuyên gia, có 5 nhóm người dễ bị đột quỵ hơn cả. Đó là:

Người mắc bệnh huyết áp cao

Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh đột quỵ. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ước tính, chỉ có 45% những người mắc bệnh này thực sự kiểm soát được chỉ số huyết áp. Hầu hết bệnh nhân đột quỵ, nhất là nữ giới, có xu hướng không kiểm soát tốt chỉ số này.

Huyết áp cao không có bất kỳ dấu hiệu nào bên ngoài, do đó, bạn cần tự bảo vệ mình bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và đo huyết áp thường xuyên.

Người mắc bệnh huyết áp cao rất dễ bị đột quỵ

Người mắc bệnh huyết áp cao rất dễ bị đột quỵ

Tiền sử gia đình bị đột quỵ

Dù đột quỵ không có tính di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân bị đột quỵ, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn do mọi người cùng chung môi trường, thói quen sống. 

Trong Tạp chí Y học New England xuất bản năm 2009, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu vùng nhiễm sắc thể và 2 biến thể được cho là liên quan đến nguy cơ đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Dù kết quả chưa chắc chắn nhưng họ cho rằng, một trong những biến thể gen này làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 30%.

Hút thuốc

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc một loạt các bệnh nguy hiểm, trong đó có đột quỵ. Một nghiên cứu về phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 49 tuổi trên tạp chí Stroke (Mỹ) cho thấy, nguy cơ đột quỵ tỷ lệ thuận với số lượng thuốc lá hút vào mỗi ngày. Những phụ nữ hút ít nhất 2 điếu thuốc mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao gấp 9 lần so với những người không hút. 

Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Thần kinh học (Mỹ), các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, những người hút thuốc và có tiền sử gia đình bị phình động mạch não thì nguy cơ đột quỵ xuất huyết dưới nhện cao gấp 6 lần so với người không hút thuốc và động mạch bình thường. 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ

Đau nửa đầu

Mối liên hệ sinh lý giữa tình trạng đau nửa đầu và bệnh đột quỵ vẫn chưa rõ ràng nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng, bệnh đau nửa đầu có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, tại Mỹ, Trường Đại học Sản phụ khoa nước này khuyến cáo, những phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu đang dùng thuốc tránh thai nên tìm phương pháp khác, bởi sự kết hợp giữa 2 tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên 2-3 lần. 

Người từng bị đột quỵ nhẹ

Đột quỵ nhẹ (hay thiếu máu não thoáng qua) là tình trạng xảy ra khi lượng máu lên não đột ngột gián đoạn trong thời gian ngắn. Những triệu chứng của đột quỵ nhẹ tương đồng với cơn đột quỵ nặng nhưng vì chúng chỉ diễn ra trong một vài phút nên mọi người thường bỏ qua. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, trong vòng 90 ngày kể từ khi cơn đột quỵ nhẹ khởi phát, có khoảng 17% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ nặng, nguy cơ cao nhất trong 30 ngày đầu tiên nên việc chẩn đoán nhanh và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. 

Xem thêm: Thường xuyên đau nửa đầu có phải triệu chứng đột quỵ không?

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Để phòng ngừa đột quỵ, nguyên tắc quan trọng nhất là bạn cần thay đổi lối sống tích cực hơn, bằng cách:

- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Hãy ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng.

- Ăn uống phù hợp: Cần ăn đủ bữa, đúng giờ với những loại thực phẩm hợp vệ sinh. Bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và hạn chế ăn đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn mặn,…

- Tập thể dục thường xuyên: Hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe. 

Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Bên cạnh đó, các chuyên gia của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên bỏ thuốc lá (nếu đang hút thuốc), điều trị bệnh huyết áp cao (nếu có), xét nghiệm đường huyết hàng năm, tiêm vắc-xin cúm, vắc-xin chống nhiễm trùng và vắc-xin phế cầu khuẩn. Những loại vắc xin này được cho là có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành. 

Để tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa đột quỵ, hãy cùng lắng nghe những tư vấn đến từ chuyên gia Nguyễn Minh Hiện trong video sau:

Xem thêm: Cảnh báo: Nguy cơ đột quỵ tăng chóng mặt khi sử dụng thuốc lá điện tử

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ bằng sản phẩm thảo dược

Phòng ngừa đột quỵ là việc mà mọi người đều nên làm, riêng 5 nhóm đối tượng phía trên cần đặc biệt lưu ý. Ngoài việc thay đổi lối sống tích cực, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ, nổi bật là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. 

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Thành phần chính của Nattospesnattokinase. Đây là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản. Nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, hỗ trợ ổn định huyết áp, tăng tuần hoàn, lưu thông máu. Nhờ đó, sản phẩm Nattospes có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đột quỵ và ngăn chặn bệnh tái phát. 

Thông tin hữu ích dành cho bạn

Người bị đột quỵ chia sẻ quá trình phục hồi

Đang từ một người đàn ông khỏe mạnh, anh Đỗ Văn Trụ (sinh năm 1972, quận Đống Đa, Hà Nội) bỗng phải nằm một chỗ vì liệt nửa người sau đột quỵ. Nhưng thật may mắn, dưới sự giúp đỡ của người vợ đảm trong việc luyện tập và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, anh Trụ đã dần hồi phục. Hãy nghe chị Nguyễn Thị Lý (vợ anh Trụ) chia sẻ về quá trình phục hồi của chồng qua video dưới đây:

Hay như ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường sau đột quỵ. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

 

Xem thêm: Chia sẻ của người dùng Nattospes để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ

Lời khuyên của chuyên gia đối với người bị đột quỵ não

Cùng nghe chuyên gia Dương Trọng Hiếu phân tích về hiệu quả phòng ngừa đột quỵ cho người bị cao huyết áp của Nattospes trong video sau:

Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn cách xử trí đột quỵ

Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích về những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh và đừng quên dùng Nattospes mỗi ngày, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về nguy cơ đột quỵ hoặc đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Lê Lan

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!