Đau nửa đầu là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở rất nhiều người. Một số người lo lắng rằng, thường xuyên bị đau nửa đầu có thể là triệu chứng đột quỵ não. Lo lắng này là hoàn toàn chính đáng. Nếu bạn mắc chứng đau nửa đầu và cũng có chung mối quan tâm này, hãy theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời.
Đột quỵ não là gì?
Đột quỵ não (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Lúc này, một hoặc nhiều phần não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất để có thể hoạt động bình thường. Do đó, não sẽ giảm hoặc ngừng hẳn hoạt động, mất chức năng điều khiển các cơ quan khác. Hậu quả là người bị tai biến mạch máu não có thể bị liệt nửa người, liệt tay chân, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.
Bệnh đột quỵ được chia thành 2 loại: Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (xảy ra khi mạch máu não bị tắc) và đột quỵ do xuất huyết não (xảy ra khi mạch máu não bị vỡ). Bệnh thường gặp ở những người ở độ tuổi trung niên đến cao tuổi (từ trên 50 tuổi) và xảy ra ở nam giới nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên, có không ít phụ nữ trẻ cũng bị đột quỵ não và mức độ bệnh nghiêm trọng hơn so với nam giới.
Những triệu chứng đột quỵ não thường gặp là: Đau đầu, chóng mặt, tê yếu chân tay, mờ mắt, khó nói,… Trong đó, đau đầu dữ dội là triệu chứng phổ biến, bởi vậy nhiều người thường gặp khó khăn khi phân biệt giữa đau nửa đầu với triệu chứng đột quỵ não.
Đau đầu là một triệu chứng đột quỵ não
>>>Xem thêm: Cục máu đông trong não – “Kẻ thủ ác” gây đột quỵ não
Đau nửa đầu có phải là triệu chứng đột quỵ não không?
Theo một báo cáo đánh giá kết quả tổng hợp 25 nghiên cứu tại Mỹ vào năm 2009, các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở những người bị đau nửa đầu cao gấp 1,73 lần so với những người không bị đau nửa đầu. Nguy cơ đột quỵ gia tăng chủ yếu ở những người mắc chứng đau nửa đầu có dấu hiệu báo cơn (thoáng báo). Với những người bị đau nửa đầu không thoáng báo, nguy cơ đột quỵ không có nhiều khác biệt so với người bình thường.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra, nguy cơ đột quỵ do thiếu máu não cục bộ ở những người mắc chứng đau nửa đầu sẽ tăng lên đáng kể nếu họ là: Phụ nữ, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai, người dưới 45 tuổi và những người hút thuốc.
Phụ nữ trẻ bị đau nửa đầu có nhiều nguy cơ bị đột quỵ não
Dù vậy, cơ chế tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở phụ nữ trẻ bị đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nguy cơ đột quỵ gia tăng như vậy dường như không phải là do ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ thông thường như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và mức cholesterol cao. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, những dấu hiệu báo cơn đau nửa đầu có liên quan đến bệnh tim mạch và các yếu tố prothrombotic (xu hướng máu đóng cục) – những yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ não.
Với phụ nữ trẻ là vậy, còn những người già bị đau nửa đầu thì sao? Thực tế, chứng đau nửa đầu được coi là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ này là không đáng kể bởi nó có xu hướng cải thiện theo thời gian và ở độ tuổi trên 50, các yếu tố nguy cơ đột quỵ thông thường như huyết áp cao, béo phì, mức cholesterol trong máu cao, hút thuốc,… thường kết hợp với nhau, đặc biệt nguy hiểm và có thể khiến chứng đau nửa đầu trở nên không đáng lo ngại.
>>>Xem thêm: Mối quan hệ giữa đột quỵ não và huyết áp cao
Người bị đau nửa đầu nên phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Dù mối quan hệ giữa chứng đau nửa đầu và bệnh đột quỵ có rõ ràng hay không thì người bị đau nửa đầu cũng cần đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách:
Thường xuyên kiểm soát các bệnh lý nguy cơ
Như đã đề cập phía trên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ đột quỵ não. Tiêu biểu nhất là bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… Đau nửa đầu cũng có thể là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Vì vậy, trước hết, bạn cần kiểm soát các yếu tố này. Hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.
Chế độ ăn uống điều độ, hợp lý
Trong thực đơn hàng ngày, bạn nên tránh các món ăn nhiều muối, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp bởi chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa và có hàm lượng muối cao. Nhất là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, khi muối và chất béo không bão hòa đi vào cơ thể quá nhiều, chúng sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn và làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
Bên cạnh đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, sử dụng chất béo từ thực vật để giúp điều tiết lượng cholesterol trong máu.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày, hạn chế căng thẳng
Mỗi ngày, bạn nên đi bộ 20-30 phút hoặc nếu có thể, hãy bơi lội 3-4 lần mỗi tuần. Việc duy trì luyện tập thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, từ đó phòng chống được những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ não. Tuy nhiên, bạn cần tránh vận động quá mức bởi việc luyện tập nặng có thể khiến cơ thể đau đớn, mệt mỏi và làm tăng huyết áp. Sau khi luyện tập, hãy tự dành cho mình những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn để cải thiện sức mạnh não bộ, đẩy lùi những cơn đau nửa đầu và giảm nguy cơ đột quỵ.
Hạn chế căng thẳng để cải thiện chứng đau nửa đầu và phòng ngừa đột quỵ não
>>>Xem thêm: Phục hồi chức năng sau đột quỵ - Khó mà dễ với 4 liệu pháp bổ sung sau
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não bằng sản phẩm thảo dược
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não, cải thiện chứng đau nửa đầu, bên cạnh các phương pháp nêu trên, hiện nay, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm thảo dược cho hiệu quả lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một enzyme được chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto, được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.
Nattokinase có khả năng thủy phân sợi fibrin, làm tan cục máu đông gây tai biến mạch máu não theo 2 con đường: Một là trực tiếp làm tiêu sợi fibrin, giải phóng tiểu cầu, làm tan cục máu đông; Hai là kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu (tPA, urokinase) giúp tăng cường sản sinh plasmin làm tan fibrin. Vì vậy, sản phẩm Nattospes còn cho hiệu quả tích cực trong phòng ngừa và làm tan các cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đột quỵ thiếu máu não cục bộ, ổn định huyết áp, tăng cường sinh lực, cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược ở người bình thường và người bị bệnh tim mạch hoặc thiểu năng tuần hoàn.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Người dùng Nattospes chia sẻ kinh nghiệm cải thiện di chứng sau đột quỵ não
Rất nhiều người bị đột quỵ não đã cải thiện thành công sau quá trình sử dụng Nattospes. Trường hợp của ông Võ Văn Tám ở thành phố Hồ Chí Minh (liên hệ qua anh Thảo – con rể ông Tám theo số điện thoại: 0919272701) là một ví dụ điển hình. Hãy theo dõi quá trình phục hồi sau tai biến của ông Tám tại video sau:
Tương tự như ông Tám, anh Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa (số điện thoại: 0815038883) cũng đã phục hồi di chứng sau đột quỵ não thành công:
>>>Xem thêm chia sẻ của những người dùng khác TẠI ĐÂY
Ý kiến của các chuyên gia về sản phẩm Nattospes
Nhiều chuyên gia cũng đã có những nhận xét rất tích cực về công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não của sản phẩm Nattospes. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn đọc cùng nghe đánh giá của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân:
>>>Xem thêm đánh giá của chuyên gia về công dụng điều trị đột quỵ não của Nattospes TẠI ĐÂY
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Thường xuyên đau nửa đầu có phải là triệu chứng đột quỵ não không?”. Hãy sử dụng Nattospes mỗi ngày để đột quỵ thiếu máu não không có cơ hội “ghé thăm”, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về triệu chứng đột quỵ não hoặc đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Linh Chi