Quan điểm “đột quỵ là bệnh của người già” dường như đã “lỗi thời”, bởi tình trạng đột quỵ ở người trẻ đang gia tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây. Vậy dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ có gì khác với khi xảy ra ở người già? Thế hệ trẻ cần làm gì để đối phó với chứng bệnh nguy hiểm này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải nhé!
Đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não đột ngột gián đoạn do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Đây là một trong những bệnh về hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay. Tình trạng này sẽ dẫn đến tổn thương hoặc hoại tử não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong chỉ trong vài phút.
Đột quỵ được chia thành 2 loại là đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ xuất huyết não. Cụ thể:
- Đột quỵ thiếu máu não cục bộ là tình trạng não bị tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời, xảy ra khi một cục máu đông xuất hiện, làm tắc và ngăn cản máu từ tim đi lên nuôi não. Tình trạng này chiếm hơn 85% số ca đột quỵ.
- Đột quỵ xuất huyết não là tình trạng não bộ tổn thương do một mạch máu trong não bị vỡ, máu từ ổ tổn thương này tràn ra, thấm vào các mô não gây viêm, sưng và làm phá hủy tế bào não. Đột quỵ xuất huyết não chiếm gần 15% trên tổng số ca mắc bệnh.
Đột quỵ có thể để lại hậu quả nặng nề
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ. Trong đó, có 5 triệu người chết và 5 triệu người bị tàn tật vĩnh viễn với những di chứng nặng nề cả về tinh thần cũng như khả năng vận động.
Xem thêm: Thường xuyên đau nửa đầu có phải là triệu chứng đột quỵ không?
Độ tuổi trung bình của người bị đột quỵ là bao nhiêu?
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Người cao tuổi là đối tượng dễ bị đột quỵ hơn cả. Theo thống kê, có gần 75% số ca đột quỵ xảy ra ở những người trên 65 tuổi và chỉ có khoảng 25% dưới 65 tuổi. Các nhà khoa học nhận định rằng, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi trong mỗi thập kỷ kể từ khi con người bước vào độ tuổi 55. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng, đặt ra những nghi ngại về ảnh hưởng của lối sống hiện đại trên sức khỏe toàn cầu.
Đột quỵ ở người trẻ ngày càng gia tăng
Ở nhóm người cao tuổi, nguyên nhân đột quỵ thường do xơ vữa động mạch. Đây là tình trạng động mạch bị cứng và thu hẹp vì những mảng bám chứa đầy cholesterol tích tụ, khiến máu khó lưu thông.
Còn đối với những người trẻ tuổi, chỉ có khoảng 65 - 75% số ca đột quỵ là xác định được nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ phổ biến là bệnh tiểu đường, huyết áp cao và hút thuốc lá. Những yếu tố này cũng có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch khi tuổi tác cao hơn. Bên cạnh đó, một số bệnh về tim và mạch máu cùng lối sống thiếu khoa học như: Ăn uống không lành mạnh, uống bia rượu, làm việc quá sức, lười vận động, thường xuyên thức khuya,… cũng có thể là những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi. Mời bạn cùng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích kỹ hơn về vấn đề này qua video sau:
Xem thêm: 6 điểm quan trọng trong điều trị đột quỵ
Dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ có gì khác biệt?
Thực tế, các dấu hiệu của đột quỵ ở độ tuổi nào cũng giống nhau, không phân biệt giữa người già hay người trẻ. Những triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Rủ mặt: Một bên mặt bỗng dưng rủ xuống, chảy xệ, lệch hẳn đi.
- Mất khả năng nói: Người bệnh bỗng dưng không thể nói, nói khó và không hiểu lời người khác nói.
- Yếu một bên cơ thể: Một nửa người đột ngột không thể cử động được, biểu hiện rõ ràng nhất là tay và chân buông thõng, không thể nhấc lên.
- Suy giảm thị lực: Một hoặc cả 2 mắt bỗng dưng nhìn mờ hoặc không nhìn thấy gì.
- Một số triệu chứng khác như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, nôn ói,…
Tuy những dấu hiệu đột quỵ kể trên là tương đồng giữa người trẻ và người già nhưng khi chúng xuất hiện, người trẻ thường trì hoãn việc cấp cứu do thiếu kiến thức, không tin rằng mình bị đột quỵ ở lứa tuổi này.
Nhiều người trẻ chậm trễ xử trí đột quỵ
Nếu được cấp cứu kịp thời và bệnh nhân không mắc thêm bệnh lý nào khác, người trẻ thường có xu hướng phục hồi chức năng sau đột quỵ tốt hơn so với người cao tuổi. Hơn nữa, người trẻ cũng có thể đáp ứng quá trình phục hồi “dài hơi” hơn, bởi hiệu quả phục hồi phụ thuộc vào mức độ tổn thương của não bộ. Ở người trẻ, não vẫn còn “khỏe”, khả năng phục hồi sau tổn thương cao trong khi ở những bệnh nhân lớn tuổi, độ dẻo của não có thể đã suy giảm.
Xem thêm: Bị đột quỵ phải làm sao? Ghi nhớ ngay 3 việc nên làm và 3 điều cần tránh sau đây!
Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Dù ở độ tuổi nào, bạn cũng cần chủ động phòng ngừa đột quỵ. Muốn làm được điều này, các chuyên gia khuyên bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, kết hợp với sử dụng sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, tiêu biểu như Nattospes.
Nattospes là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp làm Natto – món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, hỗ trợ ổn định huyết áp.
Nhờ đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes có tác dụng tăng tuần hoàn và lưu thông máu, giúp phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị đột quỵ, cải thiện các di chứng, ngăn ngừa đột quỵ tái phát.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Người bị đột quỵ chia sẻ quá trình phục hồi
73 tuổi, ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) bỗng bị đột quỵ dẫn đến méo miệng, sụp mắt. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã cải thiện sức khỏe. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Hay như trường hợp của anh Đỗ Văn Trụ (sinh năm 1972, quận Đống Đa, Hà Nội). Đang từ một người đàn ông khỏe mạnh, anh bỗng phải nằm một chỗ vì liệt nửa người sau đột quỵ. Nhưng thật may mắn, dưới sự giúp đỡ của người vợ đảm trong việc luyện tập và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, anh Trụ đã dần hồi phục. Hãy nghe chị Nguyễn Thị Lý (vợ anh Trụ) chia sẻ về quá trình phục hồi của chồng qua video dưới đây:
Xem thêm: Chia sẻ của người dùng Nattospes để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ
Lời khuyên của chuyên gia đối với người bị đột quỵ não
Cùng nghe chuyên gia Dương Trọng Hiếu phân tích về hiệu quả phòng ngừa đột quỵ cho người bị cao huyết áp của Nattospes trong video sau:
Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn cách xử trí đột quỵ
Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích về tình trạng đột quỵ ở người trẻ. Hãy chủ động phòng ngừa bệnh và đừng quên dùng Nattospes mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về tình trạng đột quỵ ở người trẻ hoặc đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Lê Lan
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!