Bất ngờ bị đột quỵ xuất huyết não, cô Stephanie Farnan ở Ireland rơi vào trạng thái hôn mê. May mắn nhờ bức hình tự sướng chụp lại khi triệu chứng bệnh đột quỵ khởi phát cách đó vài phút, Stephanie đã nhanh chóng được kê đơn thuốc phù hợp, nhờ đó cô thoát khỏi nguy kịch. Hãy cùng theo dõi câu chuyện và tìm hiểu cách xử trí đột quỵ trong bài viết dưới đây!

Vượt qua đột quỵ nhờ một… tấm hình “tự sướng”

Stephanie Farnan (28 tuổi) là một bà mẹ trẻ ở thị trấn Wexford (Ireland). Cô được phát hiện bị đột quỵ xuất huyết não vào cuối tháng 8 vừa qua. 

Ngày hôm đó, sau khi đưa bé Oscar – con trai của Stephanie đi học, bố cô trở về và phát hiện ra con gái mình đang nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Ngay lập tức, gia đình đưa Stephanie tới Bệnh viện Đa khoa Wexford rồi chuyển lên Bệnh viện Beaumont. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị đột quỵ xuất huyết não do dị tật tim kết hợp với tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Đây là một tình trạng hết sức nguy kịch, tính mạng của Stephanie có thể bị đe dọa. 

Tuy nhiên, rất may là ngay thời điểm phát hiện Stephanie bất tỉnh tại nhà thì Sean - anh trai cả của cô đã kiểm tra điện thoại em gái và phát hiện một tấm ảnh “tự sướng” cô chụp từ 14 phút trước đó trong tình trạng nửa mặt chảy xệ, một bên mắt nhắm lại. Sean đã đưa cho bác sĩ xem hình ảnh này và ngay lập tức, họ đã cho Stephanie dùng thuốc phù hợp. Nhờ vậy, tính mạng của cô được cứu sống.

Vượt qua cơn nguy kịch, Stephanie cho biết: “Tôi không nhớ là mình đã chụp ảnh hay làm bất kỳ việc gì vào ngày hôm đó. Tôi chỉ biết rằng, khi tỉnh dậy thì đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Beaumont. Sau đó, gia đình tôi cho biết họ đã được thông báo là phải chuẩn bị sẵn tinh thần vì có thể tôi sẽ không qua khỏi”. 

Hiện tại, Stephanie bị mù mắt phải, đi lại khó khăn, phải chống nạng. Gia đình cô đang tổ chức gây quỹ để trang trải chi phí điều trị. Trang gây quỹ cho biết: "Stephanie không được trả lương nghỉ ốm cho nhân viên và hiện tại cô ấy cũng không thể làm việc. Phía trước còn là một chặng đường phục hồi chức năng sau đột quỵ rất dài. Do đó, chúng tôi lập ra trang này để giúp cô giảm bớt gánh nặng điều trị và trang trải cuộc sống hàng ngày".

Xem thêm: Top 5 nhóm đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao hơn hẳn người bình thường

Triệu chứng bệnh đột quỵ diễn ra như thế nào?

Từ trường hợp của mình, Stephanie muốn nhắc nhở mọi người hãy quan tâm hơn tới sức khỏe và đừng bao giờ bỏ qua những dấu hiệu bất thường trên cơ thể. Stephanie cho biết, thực tế thì một bên mắt của cô đã bị mờ đi từ 1 - 2 ngày trước đó. Tuy nhiên, cô nghĩ rằng điều này xảy ra do mình quá mệt mỏi hoặc không thường xuyên đeo kính. Bởi vậy, Stephanie đã bỏ qua triệu chứng này, dẫn tới tình trạng nguy kịch nêu trên. 

Theo các chuyên gia, suy giảm thị lực một bên mắt là một trong số những triệu chứng điển hình của đột quỵ. Đây là tình trạng não bị tổn thương do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ, được chia thành 2 loại: Đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Vậy, những triệu chứng bệnh đột quỵ còn lại là gì? Bạn cần cảnh giác với một số biểu hiện sau:

- Chảy cơ mặt: Dù cố gắng mỉm cười nhưng một bên cơ mặt vẫn rủ xuống, mất cân đối.

- Cánh tay buông thõng: Người bệnh không thể nhấc cả hai tay. Một tay bị tê, buông thõng xuống dưới.

- Khó nói chuyện: Người bị đột quỵ có thể mất khả năng ngôn ngữ với những biểu hiện như: Khó nói, nói ú ớ, nói ngọng, không hiểu lời người khác nói…

Những biểu hiện trên chính là triệu chứng của bệnh đột quỵ não điển hình và rất cần được theo dõi. Nếu một người có bất kỳ triệu chứng nào như vậy, hãy đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Xem thêm: 5 điều cần biết về bệnh đột quỵ

Cách xử trí đột quỵ ra sao?

Xử trí đột quỵ đúng cách rất quan trọng và là bước đầu tiên giúp giảm nguy cơ tử vong cũng như hạn chế di chứng. Khi phát hiện người thân có những triệu chứng bệnh đột quỵ, các thành viên trong gia đình nên xử trí như sau

- Nhanh chóng gọi cấp cứu, không để bệnh nhân nằm một chỗ chờ bệnh tự thuyên giảm. Trong quá trình vận chuyển, nhớ giữ cho người bệnh được nằm hoặc ngồi ở tư thế ổn định, ít xóc nảy nhất.

- Trong thời gian chờ xe cứu thương đến, gia đình cần theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân. Có thể sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết. Hãy đặt bệnh nhân nằm ổn định, kê đầu lên một chút và hơi nghiêng. Vừa làm, vừa nói chuyện để theo dõi mức độ tỉnh táo của bệnh nhân.

- Nếu người bệnh nôn ói, khó thở, trong miệng có đờm nhớt thì cần hút sạch để giúp thông thoáng đường thở, cung cấp oxy cho cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ chết não. 

- Hãy kiểm tra huyết áp, nhịp tim cũng như tiền sử sức khỏe của người bệnh. Đây có thể là những thông tin hữu ích giúp bác sĩ nhanh chóng đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

- Tuyệt đối không được cho người bị đột quỵ ăn hay uống bất kỳ thứ gì mà chưa được sự chỉ dẫn của chuyên gia.

- Người nhà bệnh nhân đột quỵ cũng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, chủ động đón nhận một thời kỳ chăm sóc, giúp người thân điều trị bệnh lâu dài, vất vả. 

Bạn có thể lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn thêm về cách xử trí đột quỵ trong video sau:

Xem thêm: Những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì?

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Đột quỵ là chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Việc điều trị bệnh rất phức tạp, cho dù được cấp cứu kịp thời, người mắc vẫn có thể phải gánh chịu nhiều di chứng. Để cải thiện những di chứng này và giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Với thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, làm tan các cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ, cải thiện những di chứng hiệu quả. Đây là sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn cũng như các chuyên gia đánh giá cao nhờ tác dụng tích cực và hiệu quả bền vững, an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Kinh nghiệm của nhiều người

Trong những năm qua, rất nhiều người bị đột quỵ đã sử dụng Nattospes để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701

Xem thêm chia sẻ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Mời bạn cùng nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích sâu hơn về công dụng của sản phẩm Nattospes trong video sau:

Xem thêm tư vấn của chuyên gia về chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ TẠI ĐÂY

Qua câu chuyện của người mẹ trẻ Stephanie, chúng tôi muốn gửi đến bạn lời khuyên về việc trang bị kiến thức giúp nhận biết sớm triệu chứng bệnh đột quỵ để có hướng xử trí đúng cách. Đồng thời, đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để đột quỵ không có cơ hội khởi phát, bạn nhé! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về triệu chứng bệnh đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!