Đột quỵ khiến cho hơn 5 triệu người chết và hơn 5 triệu người trên toàn thế giới bị tàn tật mỗi năm. Vậy, đột quỵ là gì và cách điều trị như thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin tổng quan về bệnh đột quỵ, đặc biệt là cách phòng ngừa và phục hồi chức năng sau đột quỵ. Đừng bỏ lỡ!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương do không được cung cấp oxy và chất dinh dưỡng kịp thời. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu lên não đột ngột gián đoạn do mạch máu não bị tắc hoặc vỡ. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có hơn 15 triệu người bị đột quỵ. Trong đó, có hơn 5 triệu người bị tàn tật và khoảng 5 triệu người chết, khiến đột quỵ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. 

 Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ

Đột quỵ được chia thành 2 loại: Nhồi máu não và xuất huyết não. Cụ thể:

Đột quỵ nhồi máu não còn được gọi là thiếu máu não cục bộ, chiếm hơn 80% tổng số trường hợp. Đây là tình trạng xảy ra khi có cục máu đông xuất hiện trong mạch máu làm tắc mạch, khiến máu không thể mang oxy lên nuôi não. 

Đột quỵ xuất huyết não còn gọi là chảy máu não, chiếm gần 20% số trường hợp. Đây là tình trạng xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, các chất phóng thích từ hồng cầu thấm vào mô não xung quanh làm tổn thương não. Xuất huyết não nguy hiểm hơn, tỷ lệ tử vong và di chứng nặng nề hơn so với nhồi máu não.

Xem thêm: Nhồi máu não diện rộng - Tổng quan về các phương pháp điều trị theo tây y

Nguyên nhân gây đột quỵ là do đâu?

Về cơ bản, nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu là cục máu đông làm tắc mạch máu não (hơn 80% trường hợp). Những cục máu đông này xuất hiện do tuần hoàn, lưu thông máu lên não kém và có 2 nhóm yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này. Cụ thể:

Nhóm yếu tố sinh lý: Nhóm này bao gồm: Tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình. Cụ thể: Người cao tuổi, nam giới, người da đen và người có thân nhân từng bị đột quỵ thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người bình thường.

 Nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu là do cục máu đông

Nguyên nhân gây đột quỵ chủ yếu là do cục máu đông

Bạn đang lo lắng vì bản thân hoặc người thân bị ảnh hưởng bởi đột quỵ? Bạn e sợ bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào? Hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 0917.185.170 để được tư vấn về cách cải thiện tình trạng của bạn.

AE-0111-02.jpg

Nhóm yếu tố bệnh lý: Nhóm này bao gồm các bệnh như: Tăng huyết áp, bệnh tim, mỡ máu, tiểu đường,… Cụ thể:

- Tăng huyết áp: Khi áp lực máu lên thành mạch tăng cao trong thời gian dài, động mạch bị tổn thương, dễ dẫn đến sự hình thành các cục máu đông và làm tắc mạch máu. 

- Do các bệnh về tim: Tim có chức năng bơm máu đi khắp cơ thể. Các bệnh về tim như: Hẹp van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim,… có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim lên não. Hơn thế, máu luẩn quẩn lại trong tim cũng dễ hình thành nên cục máu đông.

- Rối loạn lipid máu: Lipid máu (hay còn gọi mỡ máu) gồm 2 phần là cholesterol và triglycerid. Khi cholesterol dư thừa, nó sẽ bám vào thành động mạch. Lâu dần, mảng bám dày lên và làm động mạch bị thu hẹp, cứng lại – đây là tình trạng xơ vữa động mạch. Khi mảng bám vỡ ra, chúng có thể kết hợp với tế bào hồng cầu tạo thành những cục máu đông làm tắc mạch máu, từ đó dẫn đến đột quỵ.

- Tiểu đường: Người bị tiểu đường có lượng đường trong máu cao, dễ gây tổn thương các mạch máu và ngăn cản quá trình lưu thông máu.

Xem thêm: Nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều nguy hiểm – Phân biệt như thế nào?

Những di chứng của đột quỵ

Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao. Trong trường hợp may mắn sống sót, bệnh nhân cũng thường phải gánh chịu rất nhiều di chứng, phổ biến nhất như:

Liệt nửa người

Tình trạng mất khả năng vận động ở bên trái hoặc bên phải cơ thể được gọi là liệt nửa người. Đây là di chứng nghiêm trọng nhất và thường xảy ra sau những cơn đột quỵ nặng.

Méo miệng, nói ngọng

Di chứng này xảy ra khi cơn đột quỵ ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7 (dây thần kinh xuất phát từ trong sọ kéo tới phần dưới mang tai, có vai trò kiểm soát chức năng vận động của cơ mặt). Di chứng này phổ biến ở những người bị tổn thương bán cầu não trái, nơi điều khiển chức năng ngôn ngữ.

Nguoi-benh-dot-quy-thuong-co-dau-hieu-meo-mieng.webp 

Rất nhiều người bị méo miệng do đột quỵ

Suy giảm thị lực

Nhiều bệnh nhân đột quỵ bị mất khả năng nhìn ở một bên mắt, mắt mờ hoặc nhìn lệch do cơn đột quỵ ảnh hưởng đến vùng não điều khiển chức năng mắt.

Co cứng, đau cơ

Sau đột quỵ, khả năng kiểm soát các cơ bị suy yếu có thể dẫn đến tình trạng co cứng và đau cơ bắp. Thậm chí, khi tình trạng xấu hơn, người bệnh có thể bị liệt, viêm do trật khớp. 

Khó nuốt

Khi cơn đột quỵ làm suy yếu khả năng kiểm soát của não đối với các cơ trong cổ họng và miệng, lưỡi, dẫn đến tình trạng khó nhai nuốt, làm người bệnh ăn uống rất vất vả, thường xuyên rơi vãi, nôn ói.

Ngoài ra, người bệnh đột quỵ có thể gặp phải rất nhiều di chứng khác, chẳng hạn như: Mất trí nhớ, đại – tiểu tiện không tự chủ, co cứng cơ, mất ngủ, trầm cảm…

Xem thêm: Di chứng nhồi máu não đau đầu, tê chân tay cải thiện bằng cách nào?

Dấu hiệu của đột quỵ là gì?

Các dấu hiệu của đột quỵ đã được tổng hợp lại và đơn giản hóa bằng công thức BE FAST (hãy nhanh chóng) vô cùng dễ nhớ. Cụ thể như sau: 

- Balance (thăng bằng): Người bệnh đột nhiên bị mất thăng bằng, có thể ngã quỵ ngay lập tức.

- Eyes (mắt): Một hoặc cả hai bên mắt đột ngột bị mờ hoặc không nhìn thấy gì.

- Face (khuôn mặt): Một bên mặt chảy xệ, mất cân xứng rõ rệt. 

- Arm (cánh tay): Một cánh tay mất lực và thõng xuống, không thể giơ lên cao.

- Speech (lời nói): Bệnh nhân đột nhiên ú ớ, khó nói, nói không rõ lời, nói khó hiểu và không hiểu lời người khác nói. 

- Time (thời gian): Nếu một người có các dấu hiệu trên, khả năng bị đột quỵ là rất cao, cần nhanh chóng đưa tới trung tâm y tế gần nhất. 

Trên đây là công thức nhận biết dấu hiệu của đột quỵ một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, người ta rút gọn thành công thức FAST chỉ gồm 4 vế sau. Trên thực tế thì công thức FAST được nhiều người biết đến hơn “phiên bản” đầy đủ của nó là BE FAST.

Công thức mô tả dấu hiệu của đột quỵ 

Công thức mô tả dấu hiệu của đột quỵ

Xem thêm: Tác dụng vượt trội của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes đối với người bị đột quỵ

Chữa đột quỵ ở đâu?

Ngay khi nhận thấy những triệu chứng đột quỵ nêu trên, người bệnh cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Hiện nay, từ bệnh viện tuyến quận (huyện) trở lên đều đã có chuyên khoa thần kinh đủ năng lực điều trị cấp cứu cũng như phục hồi chức năng sau đột quỵ. Sau đó, tùy thuộc vào quyết định của đơn vị điều trị hoặc nguyện vọng của người nhà mà bệnh nhân có thể được chuyển tuyến.

Dưới đây là một số bệnh viện lớn, có uy tín trong điều trị đột quỵ:

- Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội).

- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Một trong những địa chỉ điều trị đột quỵ uy tín trên toàn quốc

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Một trong những địa chỉ điều trị đột quỵ uy tín trên toàn quốc

- Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh).

- Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở 1: 215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh - Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh).

Xem thêm: Phục hồi chức năng sau đột quỵ như thế nào khi cần ở nhà trong thời gian dài?

Điều trị đột quỵ như thế nào? 

Việc điều trị đột quỵ cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia y tế có tay nghề cao và phụ thuộc vào từng loại đột quỵ. Cụ thể, phác đồ điều trị đột quỵ Bộ Y tế hướng dẫn như sau:

Đối với thể nhồi máu não

- Tái thông mạch máu não bằng rTPA (chất hoạt hóa plasminogen mô): Người bệnh có thể được tiêm rTPA qua tĩnh mạch hoặc động mạch. Trong đó, tiêm rTPA tĩnh mạch được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não trong vòng 3 – 4,5 giờ từ lúc khởi phát, chống chỉ định trên bệnh nhân có triệu chứng quá nhẹ hoặc quá nặng, bệnh nhân đang hồi phục nhanh hay người có dấu hiệu xuất huyết, có rối loạn đông máu,… Còn rTPA đường động mạch được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não ở động mạch não giữa trong vòng 3 - 6 giờ sau khởi phát hoặc thất bại với rTPA tĩnh mạch. 

- Tái thông bằng dụng cụ cơ học: Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não trong vòng 3 - 9 giờ sau khởi phát, đã xác định được vị trí tắc bằng hình ảnh. 

- Dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu: Loại thuốc này được chỉ định trong vòng 24 - 48 giờ kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã được tiêm rTPA thì không dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu.

 Người bị đột quỵ cần được điều trị càng sớm càng tốt

Người bị đột quỵ cần được điều trị càng sớm càng tốt

AE-0111-02.jpg

Đối với thể xuất huyết não

- Dùng thuốc cầm máu trong thời gian đầu phát bệnh để bảo vệ các tế bào não, ngăn ngừa ổ tổn thương lan rộng.

- Dùng thuốc chống co thắt mạch theo đường truyền trong 5 - 7 ngày kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát, sau đó chuyển sang đường uống. Tổng đợt điều trị là 3 tuần. 

- Khi bệnh đã ổn định, người bị đột quỵ xuất huyết não sẽ được kê thuốc bảo vệ não, tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho não.

Sau quá trình cấp cứu, đối với cả 2 thể bệnh, người bị đột quỵ đều cần tiếp tục bảo vệ chức năng não, loại bỏ các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa đột quỵ tái phát và tiến hành vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau đột quỵ. 

Xem thêm: Điều trị đột quỵ: Tiến hành triệt để mới yên tâm không tái phát!

Người bị đột quỵ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chế độ ăn cho người bị đột quỵ cần đảm bảo: Ít muối (không quá 5g/ngày), giảm protein (khoảng 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày), giảm mỡ động vật. Cụ thể:

Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Người bị đột quỵ nên bổ sung một số loại thực phẩm sau:

- Các loại cá: Cá, đặc biệt là cá hồi - thực phẩm giàu acid béo không bão hòa, tham gia tích cực vào các phản ứng sinh hoá trong cơ thể, giúp tăng cường cholesterol tốt và làm giảm hàm lượng lượng cholesterol xấu.

- Rau xanh, trái cây: Rau xanh và trái cây chứa rất nhiều chất xơ, giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tuần hoàn. Bạn nên chọn những loại trái cây chứa nhiều vitamin C (cam, bưởi, kiwi) vì chúng có tác dụng chống oxy hóa, giảm sự xâm hại của các gốc tự do đối với huyết quản. Hơn nữa, hàm lượng kali dồi dào trong những loại quả này cũng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Tương tự như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt cũng rất giàu chất xơ, giúp tăng cường lưu thông máu. 

 Một số thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn

Một số thực phẩm người bị đột quỵ nên ăn

Người bị đột quỵ kiêng ăn gì?

Bên cạnh nhóm thực phẩm ưu tiên thì cũng có những thực phẩm người bị đột quỵ cần hạn chế, đó là:

- Các món ăn mặn như: Dưa muối, cà muối, thịt hun khói,... vì đồ ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp.

- Đồ uống và thực phẩm có đường: Làm tăng lượng đường huyết, dễ gây xơ vữa động mạch. 

- Mỡ và nội tạng động vật: Làm tăng mỡ máu, gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

- Bia rượu và đồ uống có cồn: Đây là những đồ uống nguy hại đối với cơ thể. Không riêng gì người bị đột quỵ, tất cả chúng ta đều cần hạn chế bia rượu và đồ uống có cồn để có cuộc sống lành mạnh hơn.

Xem thêm: Giải pháp tan cục máu đông trong não, khắc phục di chứng sau đột quỵ (tai biến)

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Việc phòng ngừa đột quỵ chủ yếu nằm ở ý thức thay đổi lối sống của bản thân mỗi người. Cụ thể, chúng ta cần:

Điều trị các bệnh lý nguy cơ

Những bệnh về tim và mạch máu như: Cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tiểu đường,… khiến mạch máu yếu hơn. Đây là những nguyên nhân quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt những yếu tố trên và điều trị triệt để nhằm giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

 Cần kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ để phòng ngừa đột quỵ

Cần kiểm soát tốt các bệnh lý nguy cơ để phòng ngừa đột quỵ

Tập thể dục

Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và đây cũng là cách hiệu quả để làm giảm nguy cơ đột quỵ. Hãy cố gắng luyện tập ít nhất 30 phút/ngày với những bài tập phù hợp. Đồng thời, nên thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa căng thẳng thần kinh.

Ăn uống khoa học

Chế độ ăn giàu vitamin và chất chống oxy hóa, nhiều rau quả, ít mỡ động vật, ít muối… sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có đột quỵ.

Xem thêm: Cách phòng chống đột quỵ cực đơn giản kể cả với người ngoài 50

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả 

Để phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ, ngăn ngừa bệnh tái phát, ngoài những phương pháp trên, các chuyên gia khuyên chúng ta nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, ngăn chặn tác nhân gây đột quỵ, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Ra đời vào năm 2006, Nattospes là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có thành phần chính từ nattokinase. Đây là một enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp làm Natto - món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng của người Nhật Bản, có tác dụng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông – yếu tố cơ bản gây đột quỵ, từ đó tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu lên não, cải thiện chức năng não, ổn định huyết áp, khắc phục các di chứng của đột quỵ hiệu quả.

 Cơ chế làm tan cục máu đông của enzyme nattokinase

Cơ chế làm tan cục máu đông của enzyme nattokinase

Nattospes đã được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học với sự tham gia của hàng trăm chuyên gia đầu ngành. Sản phẩm được khẳng định hiệu quả bởi nhiều nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn, tiêu biểu là nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (năm 2008), Bệnh viện Quân y 103 (năm 2008), Bệnh viện Bạch Mai (năm 2009), Bệnh viện Tuệ Tĩnh (năm 2018). Kết quả các nghiên cứu đều chỉ ra, Nattospes giúp cải thiện đột quỵ rất tốt, không gây tác dụng phụ. Nghiên cứu tại Bệnh viện Quân y 103 cho thấy, nhóm bệnh nhân đột quỵ sử dụng Nattospes trong giai đoạn cấp cải thiện di chứng tốt và khá cao gấp 3 lần so với nhóm không sử dụng. 

Đặc biệt, tác dụng hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ của Nattospes đã được công nhận bởi trang thông tin y khoa uy tín nhất thế giới - PUBMED. Bạn có thể tìm hiểu bản nghiên cứu đầy đủ tại: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7415874/

 Nattospes giúp phòng ngừa và cải thiện đột quỵ hiệu quả

Nattospes giúp phòng ngừa và cải thiện đột quỵ hiệu quả

Dathang-.gif

Chính nhờ những ưu điểm nổi bật như đã nêu trên mà dù trong bối cảnh thị trường có hàng trăm sản phẩm chứa nattokinase được quảng cáo với công dụng phòng ngừa và cải thiện đột quỵ như hiện nay thì Nattospes vẫn luôn là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng và hàng nghìn người đã tin tưởng lựa chọn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Nattospes

Sau gần 15 năm có mặt trên thị trường, rất nhiều người đã dùng Nattospes và cải thiện sức khỏe thành công. Tiêu biểu là trường hợp của ông Nguyễn Văn Thanh ở khu dân cư Bến Đò, phường Văn Đức, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương (SĐT: 0377842711). Ông Thanh bị liệt nửa người bên trái, nói ngọng sau đột quỵ. Và mắn đã mỉm cười khi ông biết đến sản phẩm Nattospes. Bạn có thể tìm hiểu câu chuyện của ông Thanh trong video dưới đây:

Xem thêm: Chia sẻ của những người dùng Nattospes cải thiện đột quỵ và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá như thế nào về Nattospes?

Đánh giá về công dụng của enzyme nattokinase cũng như sản phẩm Nattospes, trong chương trình Tư vấn sức khỏe trên Đài Truyền hình Quốc hội phát sóng ngày 31.8.2020, chuyên gia Phạm Gia Khải nhận định: “Enzyme nattokinase có tác dụng chống đông rất tốt, giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân gây nhồi máu não, kiểm soát các nguyên nhân gây đột quỵ. Một trong những sản phẩm tiêu biểu chứa nattokinase là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. Sản phẩm này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, rất an toàn, không gây tác dụng phụ!” – Hãy cùng theo dõi chi tiết nhận xét của chuyên gia Phạm Gia Khải trong video sau:

Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách phòng ngừa đột quỵ TẠI ĐÂY.

Ưu đãi đặc biệt: Mua 6 tặng 1 thông qua hình thức tích điểm

Với mục đích chung tay giúp những người bị đột quỵ xua tan nỗi lo bệnh tật, đồng thời tri ân Quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng nhãn hàng Nattospes trong suốt thời gian qua, chúng tôi xin gửi đến chương trình “Tích điểm – Nhận quà” với khuyến mãi lớn: Mua 6 - tặng 1 thông qua hình thức tích điểm. Cụ thể, khi mua 6 hộp sản phẩm Nattospes và tích thành công 6 điểm trên hệ thống, quý khách đăng ký nhận thưởng, chậm nhất sau 2 tuần, nhà sản xuất sẽ gửi tặng quý khách 1 hộp Nattospes đến tận nơi. Liên hệ đặt hàng: 18006305.

 mua-6-tang-1

Đặc biệt, với mong muốn khẳng định chất lượng, cũng như đảm bảo quyền lợi cho Khách hàng, Nattospes cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu Quý Khách hàng sử dụng không hiệu quả. Hãy đăng ký để được tham gia chương trình!

 hoan-tien

Nếu còn thắc mắc về bệnh đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170.

Trần Thụy

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!