Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này, việc chú ý đến lối sống và thói quen hàng ngày là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các cách chống đột quỵ hiệu quả, giúp bạn nâng cao sức khỏe và bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ đột quỵ.
Kiểm soát bệnh nền
Những người mắc kèm bệnh nền như huyết áp, tiểu đường, mỡ máu hay tim mạch sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn do với người bình thường. Do đó để phòng ngừa đột quỵ bạn cần phải kiểm soát bệnh nền:
- Bệnh tiểu đường: Người mắc tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ. Để kiểm soát tiểu đường, hãy theo dõi đường huyết thường xuyên, tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, cũng như sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh mạch vành: đột quỵ là biến chứng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Để kiểm soát bệnh mạch vành, hãy duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, hạn chế rượu và thuốc lá, và kiểm soát huyết áp.
- Cao huyết áp: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Để kiểm soát huyết áp, hãy thực hiện chế độ ăn giàu potassium và hạn chế muối, tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu cần thiết, và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Mỡ máu cao: Là nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch, làm hẹp và cứng các động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ. Để kiểm soát mỡ máu, hãy áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ và hạn chế chất béo bão hòa, tập luyện thường xuyên, giảm cân nếu cần thiết, và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Rối loạn nhịp tim: Đặc biệt là loại nhịp rung nhĩ, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim, gây tắc nghẽn động mạch và dẫn đến đột quỵ. Để kiểm soát rối loạn nhịp tim, hãy tuân theo chế độ điều trị của bác sĩ, bao gồm việc sử dụng thuốc điều chỉnh nhịp tim, thuốc chống đông máu, và trong một số trường hợp, điều trị bằng thiết bị điện tử hoặc phẫu thuật.
Kiểm soát tốt bệnh nền là biện pháp giúp phòng chống đột quỵ não
Điều chỉnh lối sống theo hướng tích cực
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách thay đổi các thói quen xấu và xây dựng thói quen tốt không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số thói quen tốt mà bạn nên áp dụng để phòng ngừa đột quỵ:
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Chọn chế độ ăn uống giàu rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế chất béo bão hòa, muối, đường. Điều này giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và mỡ máu, đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ.
- Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân, hãy áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện thường xuyên để giảm cân một cách an toàn và hiệu quả.
- Ngừng hút thuốc lá nếu như bạn đang có thói quen này bởi hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây đột quỵ.
- Uống rượu quá mức có thể gây ra tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Hãy hạn chế uống rượu vừa phải, không quá 1 chén rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và không quá 2 chén rượu đối với đàn ông.
- Stress có thể dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Hãy tìm cách giảm stress bằng cách thực hành các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc tập trung vào sở thích yêu thích.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ bởi thiếu ngủ có thể gây ra tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ. Bạn cần đảm bảo giấc ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm và duy trì một lịch trình ngủ đều đặn để nâng cao sức khỏe tim mạch.
- Thường xuyên kiểm tra các chỉ số sức khỏe như huyết áp, mỡ máu và đường huyết để phát hiện sớm và điều trị các bệnh nền gây đột quỵ.
Bằng cách thay đổi các thói quen xấu và xây dựng thói quen tốt, bạn sẽ có một cuộc sống khỏe mạnh và giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn phòng chống nguy cơ đột quỵ não
Ăn uống khoa học, lành mạnh giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Ăn uống khoa học giúp bạn có một cơ thể cân đối, khỏe mạnh, đồng thời cũng giảm nguy cơ đột quỵ:
- Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ, bởi loại thực phẩm này là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa. Nên duy trì thói quen ăn trái cây và rau củ mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay vì dạng ngũ cốc đã được tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo lứt, yến mạch và quinoa chứa nhiều chất xơ, giúp giảm mỡ máu và hỗ trợ tiêu hóa.
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, bơ, sữa đặc, và các sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây tăng mỡ máu và nguy cơ đột quỵ. Hãy hạn chế lượng chất béo bão hòa và chọn chất béo không bão hòa từ cá, hạt, và dầu ăn thực vật.
- Giảm muối cả khi ăn và khi chế biến bởi nếu ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ đột quỵ. Hãy giảm lượng muối trong chế độ ăn bằng cách hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và đồ uống có gas, cũng như không thêm muối khi nấu ăn và ăn uống.
- Đường tinh chế có thể gây tăng cân và nguy cơ tiểu đường, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó bạn hãy hạn chế đường trong chế độ ăn và chọn thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây.
- Luôn đảm bảo bạn sẽ uống đủ nước mỗi ngày, giữ cơ thể được giải độc và bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1.5-2 lít nước/ ngày
Hãy duy trì thói quen ăn trái cây rau củ mỗi ngày nếu muốn ngăn ngừa đột quỵ
Tăng cường vận động giúp nâng cao sức khỏe tim mạch
Phòng ngừa đột quỵ bằng cách tăng cường vận động là một cách hiệu quả để giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp và cân nặng. Dưới đây là một số gợi ý để tăng cường vận động và giảm nguy cơ đột quỵ:
- Tập thể dục thường xuyên: Hãy thực hiện ít nhất 30-60 phút tập thể dục mỗi ngày với các hoạt động như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, hay nhảy dây...
- Tham gia các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, hoặc tennis không chỉ giúp bạn tăng cường vận động mà còn giúp tăng cường tinh thần và kết nối với mọi người.
- Tăng cường hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: Thay vì ngồi xe hơi, hãy chọn đi bộ hoặc đạp xe đến nơi làm việc, đi chợ hoặc thăm bạn bè. Nếu có thể, hãy chọn cầu thang bộ thay vì thang máy và đi bộ trong giờ nghỉ trưa.
- Bạn hãy kết hợp các bài tập tăng cường sức mạnh vào chương trình tập luyện của bạn ít nhất hai lần mỗi tuần. Các bài tập như squat, plank, hoặc tập cơ bụng giúp cải thiện sức mạnh cơ và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Tập thể dục mỗi ngày góp phần nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa đột quỵ
Sử dụng sản phẩm thảo dược phòng ngừa đột quỵ não
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa đột quỵ Nattospes cũng là một cách chống đột quỵ não được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nattospes có thành phần chính là nattokinase, được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn: BV TWQĐ 108, BV Quân y 103, BV Bạch Mai cho thấy:
- Nattospes giúp làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu lên não, phòng ngừa cơn tai biến hiệu quả.
- Giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ não đến 98%.
- Giúp cải thiện khả năng vận động, ngôn ngữ ý thức và các di chứng khác của người bệnh sau tai biến.
Nattospes giúp phòng ngừa tai biến, đột quỵ não hiệu quả
Hiệu quả phòng ngừa đột quỵ và cải thiện các di chứng của bệnh được đánh giá cao từ hàng nghìn người dùng. Điển hình như trường hợp của chú Nguyễn Minh Luân (Hưng Hà, Thái Bình) đã sử dụng Nattospes để phòng ngừa đột quỵ tái phát: “Mỗi năm tôi dùng Nattospes để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ 2 đợt, mỗi đợt là 3 tháng. Tôi dùng thấy không còn đau đầu, huyết áp ổn định 110/70 mmHg, đi lại bình thường, ngủ tốt ăn tốt”
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia đầu ngành tim mạch cũng đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ của Nattospes. GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ cho biết:
Hiện nay Nattospes được bán trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua Nattospes TẠI ĐÂY
Phòng chống đột quỵ phải được thực hiện từ sơm, ngay cả khi bạn có ít nguy cơ. Thực tế các biện pháp phòng ngừa đột quỵ này rất đơn giản, nên các bạn đều có thể thực hiện dễ dàng. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ, bạn hãy liên hệ tới số 0917185170 để được giải đáp sớm nhất.
Trần Thụy
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế các thuốc chữa bệnh.
* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc