Ngày nay, phòng ngừa đột quỵ đã không còn là khái niệm xa lạ bởi đây là một biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Có người tử vong vì đột quỵ, có những người trải qua cơn đột quỵ với những di chứng nặng nề. Tuy nhiên, còn một “kẻ giết người thầm lặng” nữa mà ít người biết, đúng như cái tên của nó – đột quỵ im lặng. Bạn đã biết gì về đột quỵ im lặng chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Đột quỵ im lặng là gì?

Đột quỵ im lặng là cơn đột quỵ mà bạn không thể nhận ra bằng những dấu hiệu thông thường. Nó mang cái tên “im lặng” vì chúng ta chỉ có thể tình cờ phát hiện ra thông qua chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT não khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát một bệnh lý nào đó.

Kết quả chẩn đoán hình ảnh này cho biết trước đây bạn đã từng bị đột quỵ hay chưa hoặc nó cũng có thể chỉ ra rằng, gần đây bạn vừa trải qua một cơn đột quỵ với các dấu hiệu như: Não bị sưng, viêm, trong não có cục máu đông và chảy máu nhẹ, nhưng bạn lại không hề hay biết. Đó chính là đột quỵ im lặng.

Đột quỵ im lặng chỉ được phát hiện thông qua chụp MRI hoặc chụp CT não

Đột quỵ im lặng chỉ được phát hiện thông qua chụp MRI hoặc chụp CT não

Các chuyên gia giải thích, đột quỵ im lặng là cơn đột quỵ xảy ra ở một vùng não có nhiệm vụ kiểm soát các chức năng, nhưng những chức năng này được kiểm soát đồng thời bởi các vùng não khác. Khi một trong số vùng não này bị tổn thương, các vùng khác sẽ “gánh vác” việc điều khiển chức năng nên cơn đột quỵ xảy ra mà không để lại bất kỳ hậu quả nào, người bệnh không có biểu hiện gì khác thường. Đây là những cơn đột quỵ quy mô nhỏ nên thường dễ bị bỏ qua.

>>>Xem thêm: 7 bước chẩn đoán đột quỵ não chính xác giúp việc điều trị đạt hiệu quả

Đột quỵ im lặng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Theo chiều hướng tích cực, đột quỵ im lặng cho thấy bạn có một sức khỏe tốt. Nếu não của bạn có thể hoạt động vững vàng trước một cơn đột quỵ nhỏ tức là nó đang vận hành hiệu quả. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, những người có sức khỏe não bộ tốt thường có sức khỏe tinh thần và thể lực tốt, khả năng phục hồi chức năng sau đột quỵ ở những đối tượng này cũng cao hơn, ít di chứng hơn so với những người khác.

Tuy nhiên, xét theo chiều hướng tiêu cực hơn, đột quỵ im lặng cho biết bạn có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não. Những yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến là: Bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, chỉ số cholesterol cao, rối loạn đông máu, sử dụng chất kích thích, tiền sử gia đình…

Nếu bạn thường xuyên bị đột quỵ im lặng, chúng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: Bệnh Parkinson, bệnh mạch máu, tích lũy tổn thương não… Các vùng não có thể “bù trừ” kiểm soát chức năng cho nhau nhưng nếu có nhiều vùng não bị tổn thương thì khả năng này có thể dần hao mòn.

Đột quỵ im lặng có thể bào mòn chức năng não

Đột quỵ im lặng có thể bào mòn chức năng não

Bên cạnh đó, nếu đột quỵ im lặng xảy ra, người bệnh có thể mắc các triệu chứng suy nhược thần kinh và nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn trong tương lai.

>>>Xem thêm: Bị di chứng không nói được sau đột quỵ phải làm sao?

Phải làm gì nếu bị đột quỵ im lặng?

Khi nhận được thông tin mình đã trải qua một cơn đột quỵ, nhiều người thường hoảng hốt với hàng loạt câu hỏi: Mình phải làm gì? Có cần điều trị đột quỵ hay không? Nên tìm chuyên gia hướng dẫn hay phải đến ngay các cơ sở phục hồi chức năng?... Hãy cảnh giác nhưng đừng quá lo lắng. Điều bạn cần làm nhất trong thời điểm này là xây dựng một chiến lược chăm sóc sức khỏe cho bản thân thật tốt.

Khi bác sĩ thông báo tình trạng bệnh lý xảy ra với bạn, họ cũng sẽ đề nghị xét nghiệm để đánh giá các yếu tố nguy cơ đột quỵ và đề xuất phương án kiểm soát thông qua những biện pháp sau:

- Duy trì huyết áp ổn định: Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra 80% số ca đột quỵ. Bạn cần kiểm tra huyết áp mỗi ngày, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không bỏ thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để không bị tăng huyết áp, hạn chế nguy cơ đột quỵ.

- Điều trị bệnh mạch máu (nếu có): Những tổn thương trong mạch máu tích lũy qua thời gian chính là nguyên nhân gây ra phần lớn các cơn đột quỵ. Bạn cần tầm soát, chẩn đoán và điều trị kịp thời chứng bệnh này.

- Điều trị bệnh tim (nếu có): Nếu bạn đang mắc một trong những bệnh tim mạch như rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim… thì cần tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.

- Kiểm soát bệnh tiểu đường (nếu có): Người bị tiểu đường thường có chỉ số đường huyết cao, đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ. Bạn cần kiểm soát tốt chỉ số đường huyết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bản thân.

Bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh khi bị đột quỵ não im lặng

Bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh khi bị đột quỵ não im lặng

- Kiểm soát triglyceride và cholesterol máu: Giảm nồng độ triglyceride và cholesterol máu là phương pháp quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể giảm triglyceride và cholesterol bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc dùng thuốc điều trị.

- Không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện: Thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện như cocain hay methamphetamine có thể dẫn đến đột quỵ bởi các mạch máu bị tổn thương khi bạn sử dụng những chất này. Bởi vậy, bạn hãy từ bỏ chúng.

- Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng giàu đạm và chất xơ, ít dầu mỡ, ít muối, ít đường… có thể giúp bạn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

- Tăng cường vận động và nghỉ ngơi, thư giãn: Tập thể dục hàng ngày kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ đột quỵ.

>>>Xem thêm: 3 chú ý trong ăn uống phòng chống tăng huyết áp, ngừa đột quỵ

Sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa đột quỵ

Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra cơn đột quỵ não thực sự, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị trước, trong và sau đột quỵ; cải thiện các di chứng do đột quỵ não như mất trí nhớ, liệt, nói ngọng, méo miệng hiệu quả. Tại Việt Nam, sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhiều hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ; cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài đã giúp bạn nắm rõ cách phòng ngừa đột quỵ não khi xảy ra đột quỵ im lặng. Đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nhé!

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của những người đã vượt qua đột quỵ

Cụ ông Hoàng Minh Đạo ở Phúc Thọ, Hà Nội (điện thoại: 0858811040) bị đột quỵ não dẫn đến nhiều di chứng nặng nề. Cơn đột quỵ tái phát nhiều lần, song nhờ tìm được phương pháp phù hợp, sức khỏe ông Đạo đã được cải thiện, đột quỵ không còn tái phát. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm của ông Đạo trong video sau:

>>>>Xem thêm: Chia sẻ của những người dùng Nattospes cải thiện tình trạng  tai biến mạch máu và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Chuyên gia khuyên bạn phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Đừng bỏ lỡ những lời khuyên của chuyên gia Vũ Tuấn Anh về phương pháp phòng ngừa đột quỵ bạn nhé!

>>>Xem thêm tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về cách phòng tránh đột quỵ TẠI ĐÂY

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách phòng ngừa đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.