Phục hồi chức năng sau đột quỵ cần nhiều thời gian, sự kiên trì của người bệnh cũng như hỗ trợ của người nhà. Bên cạnh việc thực hiện các bài tập luyện, chế độ dinh dưỡng tốt, người bị đột quỵ cũng cần duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ để sớm phục hồi sức khỏe. Hãy ghi nhớ 3 điều sau để quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ đạt hiệu quả tốt nhé!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng đột ngột thiếu máu và oxy đến một phần não, khiến các tế bào dần hoại tử, mất khả năng điều khiển các hoạt động của cơ thể. Nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ có thể do tình trạng cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch nhưng không được điều trị, hoặc những người có lối sống thiếu lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, lười vận động,…

Đột quỵ - Bệnh lý nguy hiểm

Đột quỵ - Bệnh lý nguy hiểm

Xem thêm: Những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là gì?

Những chức năng có thể bị ảnh hưởng trong cơn đột quỵ

Hệ thần kinh được tạo thành từ não, tủy sống và một mạng lưới phức tạp các dây thần kinh, hoạt động bằng cách gửi tín hiệu qua lại từ các cơ quan đến não. Khi não bị tổn thương, những thông điệp được truyền đi có thể không chính xác khiến người bệnh bị mất nhiều chức năng. Dưới đây là những chức năng thường bị ảnh hưởng trong cơn đột quỵ:

Chức năng vận động

Cơn đột quỵ thường ảnh hưởng đến một bên não. Não trái bị tổn thương sẽ làm mất các chức năng thuộc nửa bên phải cơ thể và ngược lại, não phải bị tổn thương thì các chức năng thuộc nửa bên trái sẽ bị mất đi, gây nên tình trạng liệt nửa người. Đây là một di chứng rất phổ biến của đột quỵ.

Bên cạnh đó, khả năng hoạt động của các nhóm cơ cũng bị hạn chế rất nhiều sau tổn thương não. Chính sự hạn chế này dẫn đến tình trạng người bệnh khó vận động, thậm chí là không thể vận động sau cơn đột quỵ, phải phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ của người thân. 

Chức năng vận động thường bị ảnh thưởng lớn trong cơn đột quỵ

Chức năng vận động thường bị ảnh thưởng lớn trong cơn đột quỵ

Chức năng nhận thức

Một khi não bộ bị tổn thương, chức năng nhận thức của người bệnh thường bị ảnh hưởng lớn: Tổn thương phần trước của não có thể gây ra những thay đổi về tính cách và lối suy nghĩ. Tổn thương não phải gây mất tập trung, trí nhớ kém, khó nhận biết người hay đồ vật. Trong khi đó, tổn thương não trái lại làm suy giảm trí nhớ, khả năng lập luận logic…

Chức năng ngôn ngữ

Sự suy giảm chức năng nhận thức như đã nêu ra ở phía trên có thể khiến người bệnh gặp tình trạng không biết phải biểu đạt suy nghĩ của mình như thế nào. Cùng với đó, nếu các cơ ở cổ họng, lưỡi, miệng không thể hoạt động, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nói khó, nói ú ớ, nói ra những câu vô nghĩa khiến người khác không hiểu gì,… Di chứng này còn được gọi là mất ngôn ngữ.

Chức năng sinh sản

Đột quỵ không trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người bệnh mà nó có thể làm thay đổi cảm giác của họ trong chuyện chăn gối. Di chứng liệt, trầm cảm và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục của người bệnh. 

Xem thêm: 4 thói quen khiến bệnh đột quỵ xảy ra vào sáng sớm ít ai ngờ

3 điều cần ghi nhớ để phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng sau đột quỵ là quá trình đóng vai trò quan trọng. Sức khỏe của người mắc sẽ được cải thiện theo các giai đoạn phục hồi chức năng đột quỵ. Hãy ghi nhớ 3 điều sau đây và thực hiện đúng để quá trình phục hồi sức khỏe mang lại hiệu quả cao:

Thực hành các động tác từ đơn giản đến phức tạp

Sau khi bị đột quỵ, khả năng vận động bị hạn chế, não bộ đã “quên” cách kiểm soát, truyền tín hiệu đến các cơ quan trên cơ thể. Do vậy, nguyên tắc phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ là phải thường xuyên luyện tập để giúp các tế bào não “nhớ” lại cách hoạt động. Quá trình luyện tập đi từ dễ đến khó, bắt đầu từ các bài tập về cảm giác tới khi cầm sách, cầm đũa, nâng vật nặng,… 

Nếu có điều kiện, hãy đưa người bị đột quỵ đến cơ sở phục hồi chức năng hoặc thực hành các bài tập tại nhà như: Kỹ năng vận động, bài tập dồn trọng tâm, bài tập mở rộng phạm vi chuyển động để họ học lại kỹ năng phối hợp.

Để tham khảo về các động tác phục hồi chức năng sau đột quỵ, mời bạn theo dõi những hướng dẫn của chuyên gia Nguyễn Minh Hiện trong video sau:

Cải thiện chức năng ngôn ngữ 

Bài thực hành về lời nói giúp người bị đột quỵ hiểu và có thể trò chuyện với những người xung quanh. Hãy giúp người bệnh học lại cách phát âm, thường xuyên giao tiếp với người bị đột quỵ để họ lấy lại được kỹ năng ngôn ngữ. Điều này cũng góp phần giúp người bệnh khôi phục trí nhớ và cải thiện nhận thức sau cơn đột quỵ.

Chế độ dinh dưỡng

- Người bị đột quỵ nên ăn hoa quả chứa nhiều kali, vitamin C.

- Ưu tiên các loại rau, củ chứa nhiều chất xơ, nhất là những rau màu xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi,... giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tuần hoàn.

- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là đậu nành.

- Người bị đột quỵ nên ăn chất béo có trong dầu thực vật như: Dầu đậu nành, dầu cá (cá thu), dầu vừng,… rất tốt trong việc tránh bị đông máu.

- Người bị đột quỵ cần giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày, tốt nhất nên ăn nhạt.

- Đồ ăn của người bị đột quỵ nên ở dạng lỏng như cháo, súp và cần chia thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dễ hấp thụ được các chất dinh dưỡng.

Đồ ăn cho người bị đột quỵ nên ở dạng lỏng để dễ hấp thu

Đồ ăn cho người bị đột quỵ nên ở dạng lỏng để dễ hấp thu

Xem thêm: Vì sao bị đột quỵ? Nếu bạn không biết về điều này thì quá nguy hiểm

Sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ 

Di chứng của tai biến mạch máu não có thể khiến cuộc sống của người bệnh trở nên nặng nề hơn. 3 điều trên là những nguyên tắc cơ bản trong phục hồi chức năng sau đột quỵ, bạn cần thực hiện mỗi ngày. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị trước, trong và sau đột quỵ; cải thiện các di chứng hiệu quả. Tại Việt Nam, sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto. Món ăn này đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của những người đã vượt qua đột quỵ 

Anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa bị đột quỵ não dẫn đến nhiều di chứng nặng nề. Tuy nhiên, may mắn tìm được phương pháp phù hợp, sức khỏe của anh Thành đã được cải thiện, các di chứng dần được khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu kinh nghiệm của anh Thành trong video sau:

Tương tự như anh Thành, ông Võ Văn Tám ở TP. HCM (SĐT anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) cũng đã cải thiện các di chứng của đột quỵ hiệu quả sau khi dùng Nattospes. Bạn có thể theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Xem thêm kinh nghiệm cải thiện đột quỵ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Chuyên gia khuyên bạn phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Hãy cùng lắng nghe lời khuyên của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về phương pháp phòng ngừa đột quỵ bằng Nattospes trong video dưới đây:

Xem thêm tư vấn của các chuyên gia đầu ngành về bệnh đột quỵ TẠI ĐÂY

Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích trong quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ. Hãy chủ động xây dựng lối sống lành mạnh, kết hợp sử dụng Nattospes để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc về cách phục hồi chức năng sau đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Huy Hoàng

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!