Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, bệnh đột quỵ có tỷ lệ khởi phát cao vào buổi sáng do lúc này, nhịp sinh học của cơ thể chưa ổn định. Đặc biệt, có một số thói quen xấu vô tình làm tăng nguy cơ đột quỵ vào sáng sớm mà rất nhiều người đang mắc phải. Cụ thể đó là những thói quen nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này!
Sáng sớm – Thời điểm dễ xảy ra đột quỵ
Khi một mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, não bộ không được cung cấp máu kịp thời sẽ bị tổn thương, mất khả năng điều khiển hoạt động cơ thể. Tình trạng này được gọi là đột quỵ (hoặc tai biến mạch máu não). Đột quỵ xảy ra do mạch máu não bị tắc được gọi là đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ xảy ra do mạch máu não bị vỡ được gọi là đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên, dù là thể nào, người bị đột quỵ cũng cần được xử trí kịp thời để giảm tổn thương não và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Sáng sớm là thời điểm dễ xảy ra đột quỵ nhất bởi nguy cơ mắc bệnh có liên quan đến nhịp điệu tự nhiên của cơ thể. Theo kết quả phân tích dữ liệu từ 735 bệnh nhân đột quỵ do các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Đột quỵ Bắc Manhattan (Mỹ) thực hiện, có tới 45% bệnh nhân bị đột quỵ trong khoảng thời gian từ 6h sáng đến trưa.
Đặc biệt, trong 431 bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não cục bộ, 5% xảy ra trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 6h sáng, 42% từ 6 giờ sáng đến trưa, 30% từ trưa đến 18h và 23% từ 18h tối đến nửa đêm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong thời gian từ 6h sáng đến trưa, người trên 70 tuổi bị đột quỵ nhiều hơn so với người trẻ tuổi, bất kể là giới tính hay chủng tộc nào. Ngoài ra, đột quỵ thiếu máu não cục bộ xảy ra nhiều hơn so với đột quỵ xuất huyết não.
Xem thêm: 3 nguyên nhân gây đột quỵ hy hữu nhưng không thể coi thường
Những thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ vào buổi sáng
Các chuyên gia cho rằng, bệnh đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm là do nhịp sinh học của chúng ta “nhạy cảm” hơn trong thời điểm này, chẳng hạn như huyết áp tăng cao, nồng độ hormone và các chức năng sinh lý thay đổi… Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm đối với những người đã có sẵn các bệnh về tim và mạch máu.
Bên cạnh đó, một số thói quen buổi sáng cũng có thể là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao, dẫn đến đột quỵ. Đó là:
Bật dậy ngay khi vừa mở mắt
Lúc vừa ngủ dậy là thời điểm huyết áp tăng cao nhất trong ngày. Nếu bạn bật dậy ngay lập tức sẽ khiến huyết áp càng tăng, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ. Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, khi vừa thức giấc, bạn nên nằm trên giường thêm 1-2 phút, tốt nhất là vừa nằm vừa massage mặt và đầu một cách nhẹ nhàng. Sau đó, hãy từ từ ngồi dậy, giữ tư thế ngồi tại mép giường thêm khoảng 2 phút. Cuối cùng, bạn chậm rãi đứng dậy, nhưng đừng vội di chuyển mà hãy tiếp tục đứng thêm 2 phút nữa rồi mới thực hiện các công việc khác.
Tập thể dục quá sức
Nhiều người có thói quen tập thể dục buổi sáng. Đây là một thói quen rất tốt đối với sức khỏe và ai cũng nên làm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải tập luyện ở mức độ vừa phải, không nên vận động quá sức, nhất là trong những ngày nắng nóng, bởi việc tập luyện quá sức không chỉ khiến cơ thể nhức mỏi mà còn làm cho huyết áp tăng cao.
Bữa sáng ăn quá mặn
Buổi sáng sau khi ngủ dậy, chúng ta thường thấy “nhạt mồm nhạt miệng”. Do vậy, nhiều người thích ăn sáng với các món mặn. Tuy nhiên, thói quen này không tốt với sức khỏe, nếu ăn quá mặn còn có thể làm huyết áp tăng đột ngột.
Kích động vào sáng sớm
Cuộc sống hiện đại có thể khiến bạn chịu nhiều áp lực, căng thẳng, lo lắng suốt cả ngày dài. Vậy nhưng, việc cãi vã, kích động vào sáng sớm cũng có thể gây nguy hiểm bởi nó làm tăng huyết áp, có thể dẫn đến đột quỵ ở những người mắc bệnh tim mạch. Chính vì vậy, bạn nên tạo thói quen giữ tinh thần thoải mái, phấn chấn mỗi khi thức dậy để giữ gìn sức khỏe.
Bạn có thể tham khảo phân tích của chuyên gia Trần Quang Đạt về nguyên nhân khiến bệnh đột quỵ não khởi phát vào đêm khuya hoặc sáng sớm trong video sau:
Xem thêm: Thường xuyên đau nửa đầu có phải triệu chứng đột quỵ không?
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Thực tế, đột quỵ có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày, buổi sáng chỉ là thời điểm thích hợp làm tăng nguy cơ bệnh khởi phát. Điều quan trọng là bạn phải có biện pháp phòng ngừa đột quỵ từ sớm.
Tiến sĩ David L. Katz, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phòng ngừa bệnh tại Đại học Yale (Mỹ) cho rằng, cách tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ nói chung, đột quỵ vào sáng sớm nói riêng là phải nuôi dưỡng mạch máu khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách:
- Điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường (nếu có) theo đúng liệu trình được các chuyên gia khuyến cáo.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Ăn thực phẩm nhiều đạm, giàu chất xơ, tránh đồ ăn nhanh, các món chiên xào, nhiều muối, đường.
- Hạn chế tối đa rượu, bia, không hút thuốc lá cũng như sử dụng chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên
Xem thêm: Cảnh báo: Nguy cơ đột quỵ tăng chóng mặt khi sử dụng thuốc lá điện tử
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ nhờ sản phẩm thảo dược
Như các chuyên gia đã khẳng định, bệnh đột quỵ có thể khởi phát vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và dù là thời điểm nào thì cũng rất nguy hiểm. Ngoài những phương pháp trên, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Sản phẩm Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một enzyme được tìm thấy từ Natto – món ăn truyền thống của người Nhật được làm bằng cách lên men đậu tương. Khi đi vào cơ thể, nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông, ổn định huyết áp, từ đó giúp giảm nguy cơ đột quỵ và hỗ trợ cải thiện các di chứng của bệnh hiệu quả.
Tổng hợp những ưu điểm của nattokinase, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Nattospes dưới dạng viên nang tiện lợi. Sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, ổn định huyết áp, cải thiện các di chứng sau đột quỵ, ngăn ngừa bệnh tái phát, có thể dùng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.
Thông tin hữu ích dành cho bạn
Xua tan nỗi lo đột quỵ nhờ sử dụng Nattospes
Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả. Điều này đã được rất nhiều người dùng kiểm chứng. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa (SĐT: 0815038883). Đang từ một người đàn ông khỏe mạnh, anh Thành bỗng phải nằm một chỗ vì bị liệt nửa người sau đột quỵ. Nhưng may mắn, nhờ biết tới Nattospes và kiên trì sử dụng, anh đã dần hồi phục. Mời bạn cùng nghe anh Thành chia sẻ kinh nghiệm của mình video sau:
Giới chuyên gia đánh giá thế nào về sản phẩm Nattospes?
Hãy cùng lắng nghe đánh giá của chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh về tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ của sản phẩm Nattospes:
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách phòng ngừa đột quỵ TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về bệnh đột quỵ. Đừng quên sử dụng sản phẩm Nattospes đều đặn mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ và cách phòng tránh cũng như sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!