Vì sao bị đột quỵ? Chứng bệnh nguy hiểm này đã khiến không ít người lao đao, rơi vào trầm cảm vì những hệ lụy mà nó mang lại. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm thiểu thiệt hại. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây đột quỵ trong bài viết này!

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não ngưng trệ bất thường do mạch máu bị tắc hoặc vỡ. Bệnh xảy ra đột ngột và có thể để lại những hậu quả nặng nề. Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Cấp cứu càng chậm, nguy cơ tử vong càng cao. Nếu may mắn vượt qua, sau cơn đột quỵ, người bệnh có thể bị tàn tật suốt đời với những di chứng như: Liệt nửa người, mất ngôn ngữ, suy giảm nhận thức,... 

>>>Xem thêm: Cảnh báo: Bệnh đột quỵ có thể dẫn đến mất trí nhớ

Vì sao bị đột quỵ?

Thực tế, nguyên nhân gây đột quỵ là do các vấn đề bất thường của mạch máu, cụ thể là mạch máu bị tắc hoặc vỡ:

- Đột quỵ thiếu máu não do mạch máu bị tắc nghẽn: Khi những cục máu đông hình thành, chúng có thể kẹt lại ở vị trí hẹp, ngăn cản máu lưu thông lên não. Trong một số trường hợp khác, động mạch bị xơ vữa, mảng bám trên thành mạch dày lên, làm hẹp lòng mạch, khiến máu không thể chảy qua cũng gây ra đột quỵ. 

- Đột quỵ xuất huyết não do mạch máu bị vỡ: Nếu mạch máu trong não bị vỡ, máu sẽ tràn ra làm tổn thương các tế bào xung quanh. Đột quỵ xuất huyết não do vỡ mạch máu thường nguy hiểm và khó điều trị hơn đột quỵ thiếu máu não do mạch máu bị tắc.

mach-mau-bi-tac-hoac-vo-dan-den-dot-quy.jpg

Mạch máu bị tắc hoặc vỡ dẫn đến đột quỵ

Vậy tại sao mạch máu não lại bị tắc hoặc vỡ? Theo các chuyên gia, một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, được chia thành 2 nhóm: Nhóm có thể thay đổi được và không thay đổi được. Cụ thể:

- Nhóm không thay đổi đượcgồm các yếu tố như: Tuổi tác, giới tính, chủng tộc. Người cao tuổi bị đột quỵ nhiều hơn người trẻ, nam bị đột quỵ nhiều hơn nữ và người da đen bị đột quỵ nhiều hơn người da trắng. 

- Nhóm có thể thay đổi đượcgồm những thói quen xấu trong chế độ sống như hút thuốc, uống rượu,… và một số bệnh mạn tính. Dưới đây là 5 bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ:

Cao huyết áp: Cao huyết áp là sự tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch. Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Người bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3-4 lần so với người có huyết áp bình thường. Lý do bởi, cao huyết áp trong thời gian dài khiến cho thành mạch bị giãn dần ra và yếu hơn, rất dễ vỡ. Với những người bị cao huyết áp có rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol, thành mạch sẽ tích tụ mảng xơ vữa, làm tăng nguy cơ đột quỵ thiếu máu não do tắc mạch máu. 

cao-huyet-ap-la-yeu-to-nguy-co-hang-dau-gay-dot-quy.jpg

Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây đột quỵ

Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa xuất hiện trong động mạch sẽ làm cho mạch máu ngày càng co lại, dẫn đến tình trạng lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Máu không thể lưu thông có thể tắc lại thành các cục máu đông, sau đó sẽ chạy dần lên não gây tắc nghẽn mạch máu não.

Tiểu đường: Tiểu đường là nguyên nhân khiến cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, làm bít tắc lòng động mạch. Do vậy, người mắc tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ do tắc mạch máu não, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim…

Bệnh tim: Một số bệnh về tim như: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhầy nhĩ trái,… cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ bởi khi trái tim không khỏe mạnh, việc bơm máu đi khắp cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Máu không lưu thông tốt dễ hình thành cục máu đông hoặc khiến huyết áp không ổn định.

Dị dạng mạch máu não: Dị dạng mạch máu não là tình trạng động mạch và tĩnh mạch kết nối bất thường. Máu lưu thông qua dị dạng mạch máu với áp suất cao, dễ dẫn đến đột quỵ do vỡ mạch máu não hoặc động kinh.

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây đột quỵ, mời bạn cùng theo dõi những phân tích của chuyên gia Nguyễn Minh Hiện trong video sau:

>>> Xem thêm: Đột quỵ khi quan hệ - Nỗi niềm không dễ bày tỏ

Phòng ngừa đột quỵ bằng cách nào?

Để phòng ngừa đột quỵ, chúng ta cần kiểm soát tất cả các yếu tố nguy cơ như đã liệt kê ở trên. Trong cuộc sống hàng ngày, cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng sức đề kháng và đẩy lùi nguy cơ đột quỵ bằng cách:

- Kiểm soát huyết áp: Đo huyết áp thường xuyên và nếu mắc bệnh tăng huyết áp thì cần điều trị sớm. 

- Điều trị các bệnh lý nguy cơ theo chỉ định của bác sĩ (nếu có).

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Ăn thực phẩm nhiều đạm, giàu chất xơ, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối. 

- Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích.

- Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe tuần hoàn, phòng ngừa bệnh tim mạch.

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

>>>Xem thêm: Bị đột quỵ phải làm sao? Ghi nhớ 3 việc nên làm và 3 việc nên tránh sau đây

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ

Như vậy, đột quỵ xảy ra do rất nhiều yếu tố tác động. Ngoài việc kiểm soát và giảm nguy cơ, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ. Những sản phẩm này có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto. Món ăn này đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ điều trị các bệnh mạch máu, tim mạch.

Chính vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng những ưu điểm của món ăn này để chiết xuất enzyme nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

nattospes-giup-phong-ngua-dot-quy-hieu-qua.webp

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

dat_mua_ngay.png

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng

Trong những năm qua, nhiều người đã sử dụng Nattospes để điều trị đột quỵ và cải thiện các di chứng. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành, ở số nhà 359 đường Ngô Quyền, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bạn có thể liên hệ với anh Thành theo số: 0815038883. Hãy xem anh Thành chia sẻ kinh nghiệm trong video sau:

Tương tự như trường hợp của anh Thành, cụ ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) cũng đã cải thiện di chứng tai sau đột quỵ não hiệu quả nhờ sử dụng Nattospes. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám trong video sau:

>>>>Xem thêm: Chia sẻ của người dùng Nattospes khác TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Mời bạn cùng lắng nghe đánh giá của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng phòng ngừa đột quỵ não của Nattospes trong video sau: 

>>>> Xem thêm đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Nattospes TẠI ĐÂY

Hy vọng, với những thông tin về nguyên nhân gây đột quỵ kể trên, bạn đã có thêm kiến thức và biết cách phát hiện chính xác. Hãy sử dụng sản phẩm Nattospes đều đặn mỗi ngày để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện, phòng ngừa đột quỵ, bạn nhé!

Nếu còn thắc mắc vì sao bị đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170.

Lan Khuê

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!