Mất trí nhớ là một dạng sa sút trí tuệ, có thể xảy ra sau khi não bộ bị tổn thương do chấn thương hoặc bệnh tật, chẳng hạn như đột quỵ. Vậy đột quỵ gây mất trí nhớ như thế nào? Di chứng này có những biểu hiện gì và nên được điều trị ra sao? Để giải đáp thắc mắc này, mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau!
Các loại đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn. Tình trạng gián đoạn lưu thông máu có thể xảy ra do vỡ hoặc tắc mạch máu não.
Đột quỵ xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn
Đột quỵ do vỡ mạch máu não được gọi là đột quỵ xuất huyết não, chiếm khoảng 15% và có khả năng dẫn đến tử vong cao.
Đột quỵ do tắc mạch máu não được gọi là đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Loại đột quỵ này chiếm hơn 85% tổng số ca đột quỵ.
Ngoài ra, còn có tình trạng lưu lượng máu bị gián đoạn trong thời gian ngắn, được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua, hay đột quỵ nhẹ. Các triệu chứng của cơn đột quỵ nhẹ kéo dài không quá 24h.
Tất cả các loại đột quỵ đều có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ - một dạng sa sút trí tuệ phổ biến sau đột quỵ.
>>>Xem thêm: 7 bước chẩn đoán đột quỵ não chính xác
Bệnh đột quỵ có làm tăng nguy cơ mất trí nhớ?
Chứng mất trí nhớ có thể gây khó khăn cho người bệnh trong việc xử lý thông tin. Mặc dù đây là một di chứng phổ biến sau đột quỵ, nhưng không phải ai bị đột quỵ cũng bị mất trí nhớ. Nguy cơ mắc chứng bệnh này phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ. Tuổi tác, giới tính và tiền sử mắc bệnh trong gia đình cũng là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.
Đột quỵ là một yếu tố nguy cơ của chứng mất trí nhớ
Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ vào năm 2012, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá về chứng mất trí nhớ ở những người bị đột quỵ. Cụ thể, họ đã phân tích dữ liệu sức khỏe của 5.514 người mắc chứng mất trí nhớ trước hoặc sau khi bị đột quỵ. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ sau đột quỵ là từ 9,6 – 14,4%. Tỷ lệ này tăng lên 29,6 – 53,1% ở những người bị tái phát đột quỵ. Trong nghiên cứu này, người ta đã xác định rằng, đột quỵ là một yếu tố nguy cơ của chứng mất trí nhớ.
>>>Xem thêm: Phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ và đột quỵ xuất huyết não
Các loại sa sút trí tuệ
Có bốn loại sa sút trí tuệ khác nhau, trong đó có 3 loại liên quan đến bệnh đột quỵ. Mỗi loại sa sút trí tuệ phụ thuộc vào một phần khác nhau của não bộ. Cụ thể:
- Chứng mất trí nhớ đơn: Người bệnh dễ mắc chứng mất trí nhớ đơn khi bị đột quỵ thiếu máu não cục bộ nặng, khiến một số khu vực não bị chết do thiếu oxy.
- Chứng mất trí nhớ đa vùng: Loại này thường xảy ra ở những người đã trải qua nhiều cơn đột quỵ nhẹ. Theo thời gian, những cơn đột quỵ nhẹ này tích tụ tổn thương tại nhiều vùng não, dẫn đến chứng mất trí nhớ đa vùng.
- Sa sút trí tuệ não mạch: Di chứng sa sút trí tuệ não mạch thường liên quan đến đột quỵ lỗ khuyết – một dạng đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Đột quỵ lỗ khuyết xảy ra khi các động mạch nhỏ nằm sâu trong não bị tắc, dẫn đến sa sút trí tuệ não mạch, còn được gọi là chứng mất trí nhớ dưới màng cứng.
- Sa sút trí tuệ hỗn hợp: Khi chứng sa sút trí tuệ não mạch xảy ra cùng lúc với bệnh Alzheimer sẽ được gọi là chứng sa sút trí tuệ hỗn hợp. Thông thường, một trong 2 chứng bệnh này sẽ biểu hiện rõ ràng hơn và được dùng làm “thước đo” của quá trình điều trị.
>>>Xem thêm: Các bước cấp cứu đột quỵ não giúp người bệnh tránh được nguy hiểm
Các dấu hiệu của chứng mất trí nhớ sau đột quỵ
Các triệu chứng của chứng mất trí nhớ sau đột quỵ có thể khác nhau tùy từng người và từng loại. Thông thường, các triệu chứng của chứng mất trí nhớ sẽ tiến triển dần dần. Tuy nhiên, nếu bạn bị đột quỵ, triệu chứng mất trí nhớ sẽ phát triển đột ngột, không báo trước. Bạn có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sớm như sau:
- Gặp khó khăn khi lập kế hoạch.
- Khó làm theo chỉ dẫn, chẳng hạn như khi nấu ăn hoặc lái xe.
- Chậm chạp, hay nhầm lẫn.
- Khó tập trung.
Người bệnh dễ nhầm lẫn, hay quên sau đột quỵ
Nếu chứng mất trí nhớ mới phát triển ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể bị:
- Lãng đãng, hay quên hoặc thờ ơ.
- Khó xác định không gian, phương hướng.
- Khó phát biểu.
- Hay buồn phiền, lo lắng, thay đổi tâm trạng thất thường.
>>>Xem thêm: Buồn nôn, ói mửa - Cẩn thận cơn đột quỵ não sắp đến
Điều trị di chứng mất trí nhớ sau đột quỵ như thế nào?
Thực tế, chưa có bất kỳ loại thuốc đặc trị nào cho chứng mất trí nhớ sau đột quỵ. Người bệnh thường được khuyên dùng các loại thuốc cho những người mắc bệnh Alzheimer, đó là thuốc tăng dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên, những loại thuốc này có một số tác dụng phụ như: Nôn, tiêu chảy, co giật, đau đầu, chóng mặt,…
Ngoài việc sử dụng thuốc, các chuyên gia khuyên người bị mất trí nhớ sau đột quỵ thay đổi lối sống để cải thiện trí nhớ đồng thời phòng ngừa đột quỵ tái phát. Việc thay đổi lối sống lành mạnh bao gồm:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều trái cây, rau củ tươi và ít chất béo bão hòa.
- Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia.
- Nghỉ ngơi, thư giãn để tránh cảm giác chán nản, lo lắng…
Điều trị di chứng mất trí nhớ sau đột quỵ thường dùng thuốc
>>>Xem thêm: Phòng ngừa đột quỵ? 4 nhóm đối tượng này cần đặc biệt cảnh giác
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ cải thiện di chứng của đột quỵ não
Sa sút trí tuệ, mất trí nhớ là một trong số rất nhiều di chứng của đột quỵ. Để cải thiện những di chứng này, ngoài việc tăng cường luyện tập, thay đổi lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, các chuyên gia khuyên người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược giúp tăng cường sức khỏe tuần hoàn, cải thiện di chứng sau đột quỵ. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các vấn đề về mạch máu, tim mạch.
Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị đột quỵ; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nattospes hỗ trợ cải thiện di chứng của đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Nhiều người đã cải thiện thành công di chứng của đột quỵ
Trong những năm qua, nhiều người đột quỵ bị liệt nửa người, méo miệng, nói khó… đã tin tưởng sử dụng Nattospes và cho thấy hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Mời bạn cùng theo dõi kinh nghiệm của ông Tám trong video sau:
Bạn đọc nếu có quan tâm đến trường hợp của ông Tám có thể liên hệ qua anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701
>>>Xem thêm kinh nghiệm cải thiện di chứng sau đột quỵ não của những người khác TẠI ĐÂY
Nattospes được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao
Tác dụng hỗ trợ điều trị, cải thiện di chứng đột quỵ của Nattospes không chỉ được công nhận bởi người dùng mà còn được giới chuyên gia đánh giá cao. Mời bạn cùng xem chuyên gia Dương Quang Hải tư vấn tại video dưới đây:
>>>Xem thêm tư vấn của chuyên gia về phục hồi chức năng sau đột quỵ TẠI ĐÂY
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về di chứng mất trí nhớ sau đột quỵ. Hãy cố gắng thay đổi lối sống và đừng quên sử dụng Nattospes trong quá trình phòng ngừa đột quỵ và cải thiện những di chứng của bệnh, bạn nhé!
Nếu còn thắc mắc về tình trạng sa sút trí tuệ do bệnh đột quỵ hoặc muốn đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Tùng Lâm