Theo Tạp chí Y khoa The Lacet của Mỹ, những người từng bị tai biến mạch máu não sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não lần 2 lên đến 43%. Vì vây, việc phòng ngừa tai biến tái phát là rất quan trọng và cần thực hiện ngay từ bây giờ. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng ngừa qua thông tin dưới đây.
Cách phòng ngừa tai biến tái phát lần 2
Nguy cơ tái phát của tai biến tùy thuộc vào cơ chế, nguyên nhân gây ra tai biến. Ước tính chung thì tỷ lệ tái phát khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên. Nếu nguyên nhân dẫn đến tai biến nguy hiểm hơn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Những bệnh nhân có những xơ vữa nặng ở các động mạch não thì nguy cơ tái phát có thể lên đến 20% trong năm đầu tiên.
Tai biến mạch máu não có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát chặt chẽ các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh. Sau khi tai biến lần đầu tiên thì nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Bệnh nhân cần phải tuân thủ chỉ định điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ về các thuốc giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, thuốc chống kết hợp tiểu cầu, chống đông và các thuốc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường... Ngoài ra, còn có những thuốc khác để hỗ trợ, giúp bệnh nhân cải thiện về mặt tinh thần và cảm xúc sau tai biến. Cần duy trì các thuốc phòng ngừa lâu dài, không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và phải tái khám đều đặn. Không ai có thể bảo đảm tai biến mạch máu não tái phát sẽ không xảy ra, nhưng khả năng này có thể giảm rõ rệt bằng việc tuân thủ điều trị và có chế độ sinh hoạt hợp lý.
Tuân thủ điều trị của bác sĩ sẽ phòng ngừa tai biến tái phát
Nếu bệnh nhân đã từng bị tai biến mạch máu não lần 1 thì thực hiện chế độ để phòng ngừa bị tai biến mạch máu não lần 2 cần phải làm những việc như sau:
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra huyết áp để tránh huyết áp tăng cao do huyết áp tăng cao sẽ gây vỡ mạch máu não mà tái phát có thể dẫn đến tử vong với tỉ lệ rất lớn
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học gồm các loại rau quả tươi có khả năng làm giảm huyết áp như: ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt (đậu, hạnh nhân, gạo lứt...), ăn các loại rau củ, súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm ( rau muống, rau chân vịt, các loại rau cải..) và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe (dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi), nên thêm vào các món ăn các gia vị: tỏi, ớt, hành tây, hạt tiêu, gừng.
- Hằng ngày nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C và kali như: cam, chuối, bưởi
- Không nên ăn mặn, chế độ ăn ít muối để không gây tăng huyết áp
- Thực hiện chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn, nhẹ nhàng. Ở những bệnh nhân tai biến nhẹ có thể đi lại được thì nên đi bộ mỗi ngày 30 phút, hoặc đi lại vui chơi nhẹ nhàng trong nhà. Không nên tập những bài tập quá sức hoặc tập những nơi trời lạnh, có nhiều gió…
- Hằng ngày, bệnh nhân cần cung cấp đủ số nước cần thiết cho cơ thể, tránh sử dụng chất kích thích gây hại cho sức khỏe như rượu bia, cà phê… và tuyệt đối không nên hút thuốc lá
- Người bệnh cần giữ tinh thần thật thoải mái, thanh thản tránh lo âu, sợ hãi, áp lực nên nghỉ ngơi… Nếu như có các trạng thái tinh thần tiêu cực, buồn giận, cô đơn hay nghĩ mình bị vô dụng khi bị bệnh tai biến mạch máu có nguy cơ tái phát lần sau là rất dễ dàng xảy ra.
- Có nhiều quan niệm sai lầm khi bắt bệnh nhân nằm nguyên một chỗ, không được nhúc nhích sau khi bị tai biến. Hiện nay, các thầy thuốc đều khuyến cáo bệnh nhân bị tai biến cần tập vận động càng sớm khi có thể, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Ngoài ra tập vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng như viêm phổi, loét do tì đè...
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bị tai biến mạch máu não lần 2
Tỷ lệ mắc, tái phát và tử vong của các bệnh nhân do bị tai biến mạch máu não lần 2 sẽ giảm đi nếu biết cách phòng ngừa được các yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ chính gây ra tai biến là do hình thành các cục máu đông. Các nhà khoa học đã chứng minh enzyme nattokinase chiết xuất từ hạt đậu tương lên men theo phương pháp của người Nhật có tác dụng ngăn cản sự hình thành và phá cục máu đông. Đây là enzyme có nguồn gốc tự nhiên được chiết xuất từ thực phẩm có tên là natto - một món ăn từ đậu tương được lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Nattokinase vốn đã được người Nhật sử dụng như món ăn hằng ngày hơn 1.000 năm nay trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tái phát các bệnh liên quan đến huyết khối, điển hình là tai biến mạch máu não. Ở Việt Nam, nattokinase đã được sử dụng làm thành phần chính để bào chế theo dây chuyền hiện đại dưới dạng viên nang tiện dùng mang tên thực phẩm chức năng Nattospes. Với ưu điểm là có nguồn gốc thiên nhiên, không có tác dụng phụ, Nattospes đã nhanh chóng trở thành sản phẩm dẫn đầu cho dòng sản phẩm thiên nhiên trong việc ngăn chặn cơn tai biến mạch máu não tái phát, cải thiện di chứng sau tai biến hiệu quả và tuyệt đối an toàn. Tác dụng của Nattospes đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và hội thảo khoa học, được rất nhiều bác sĩ cũng như bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nattospes ra đời hơn 10 năm nay đã đáp ứng được nhu cầu phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não cho rất nhiều người bệnh.
Nattospes cải thiện di chứng sau đột quỵ não
Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ PGS Nguyễn Minh Hiện về nghiên cứu của Nattospes trên người bị tai biến mạch máu não qua video sau:
Hương Giang