Tập luyện sau khi bị đột quỵ não là bước cực kỳ quan trọng giúp người bệnh sớm hồi phục khả năng vận động, hòa nhập vào cuộc sống, thoát khỏi cảm giác mặc cảm khi phải làm phiền người khác. Vậy người bệnh cần tập luyện như thế nào để hồi phục khả năng vận động tay chân nhanh nhất? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

5 bài tập cực hay cho người bị đột quỵ não hồi phục khả năng vận động

1. Bài tập phục hồi khả năng vận động của cánh tay

Đối với các trường hợp muốn hồi phục khả năng vận động của cánh tay, cần lựa chọn bài tập tăng cường kiểm soát cơ bắp và giảm co cứng cơ.

- Trước tiên, người bệnh cần luyện tập các bài tập kéo giãn cánh tay ít nhất 3 lần 1 ngày.

- Tập di chuyển cánh tay nhẹ nhàng, kéo căng cơ bắp tùy theo khả năng chịu đựng của người bệnh.

- Giữ tư thế kéo giãn này ít nhất trong 60 giây.

- Dùng ngón tay mở ngăn kéo tủ hoặc cánh tủ rồi đóng lại liên tục từ 10 – 15 phút.

- Tập giữ 1 chiếc túi sách trên tay hoặc tập tạ nhẹ, sau đó cho một vật nặng vào, có thể tăng trọng lượng từ từ tùy theo khả năng.

Người mắc đột quỵ não cần duy trì các bài tập này hàng ngày để ngăn chặn sợ co cứng cơ, kiểm soát cơ bắp, kích thích não bộ, phối hợp các bài tập này với nhau để tăng sự nhuần nhuyễn.

nattospes 

Tập nâng tạ cũng là bài tập cải thiện khả năng vận động tay cho người bị đột quỵ

2. Bài tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân

Với bài tập này, luôn cần có người hỗ trợ ở bên cạnh bệnh nhân.

- Người bệnh đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15 - 20cm.

- Người hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.

- Tiếp theo, từ từ duỗi chân liệt ra, rồi gấp chân lành lại, chuyển dần trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt, tiếp tục giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.

3. Bài tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên bị liệt

- Người bệnh đứng vịn nhẹ tay vào mép bàn, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, dần chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.

- Tiếp theo, người hỗ trợ giúp bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý, khi gấp khớp háng, khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.

4. Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân

- Người bệnh cần đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 – 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân.

- Sau đó, người hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân trái. Lưu ý, người hỗ trợ phải luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết, đảm bảo tuyệt đối không để bệnh nhân bị ngã.

- Tiếp theo, lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải.

- Khi người bệnh đã có thể đứng vững hơn thì nên để bệnh nhân tự tập trong thanh song song.

5. Bài tập đứng thăng bằng trên hai chân

- Tương tự như bài tập trước, người bệnh cần đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân, lúc đầu người hỗ trợ cần luôn ở phía bên liệt của người bệnh.  

- Người bệnh tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành

- Thực hiện các động tác vận động thân mình ở tư thế đứng như: cúi, ngửa, nghiêng, xoay người và vận động tay, đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái.

Hồi phục “kỳ diệu” sau đột quỵ não nếu biết cách này!

Bên cạnh việc kiên trì luyện tập, hiện nay, nhiều chuyên gia khuyên người bệnh nên phối hợp với các sản phẩm thảo dược để khả năng phục hồi nhanh hơn, hiệu quả hơn. Nổi bật cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes – đây là sản phẩm đang dành được sự tin tưởng của rất nhiều giáo sư, bác sĩ và người bệnh trong suốt hơn 10 năm từ khi sản phẩm ra đời.

Nattospes có thành phần là enzyme Nattokinase – được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Enzyme Nattokinase - đã được trường Khoa học sinh học và Công nghệ Đại học VIT, Vellore, Ấn Độ nghiên cứu và kết luận có tác dụng làm tan huyết khối. Và trường Đại học Khoa học và Công nghệ Harbin, Hắc Long Giang, Trung Quốc nghiên cứu và kết luận Nattokinase tăng cường hoạt động tiêu sợi huyết và tạo điều kiện làm tan huyết khối tự phát, từ đó giúp ngăn chặn được nguy cơ mắc đột quỵ não.

 nattospes

Nattospes giúp hỗ trợ điều trị đột quỵ não

Ý kiến đánh giá của chuyên gia

Hãy cùng lắng nghe PGS.TS. Nguyễn Minh Hiện phân tích ưu điểm của Nattospes trong phòng ngừa, điều trị đột quỵ não:

 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích và một số gợi ý về các bài tập vật lý trị liệu cho người bị đột quỵ não, giúp khắc phục di chứng và khả năng vận động nhanh hơn, tái hòa nhập với cuộc sống gia đình và xã hội sớm nhất.

Hoàng Linh