Liệt nửa người là một di chứng nặng nề ở bệnh nhân đột quỵ. Những đối tượng này rất cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để cải thiện di chứng và hồi phục sức khỏe, lấy lại khả năng sinh hoạt độc lập, không phải phụ thuộc vào người thân. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ, đừng bỏ lỡ!
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não đột ngột bị tổn thương do không được cung cấp đủ máu để hoạt động. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não bị tắc hoặc vỡ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, phần não bị tổn thương sẽ dần hoại tử, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo miệng, mất trí nhớ,…
Đột quỵ được chia thành 2 loại:
- Thể thiếu máu não: Đây là trường hợp xảy ra khi mạch máu não bị tắc do có cục máu đông xuất hiện và cản trở máu lưu thông. Khi đó, một vùng não sẽ bị tổn thương do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng.
- Thể xuất huyết não: Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, máu tràn ra gây viêm, phù các mô não xung quanh.
Hãy cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải phân tích về bệnh đột quỵ cũng như những đối tượng dễ bị đột quỵ trong video sau:
Xem thêm: 5 điều cần biết về BỆNH ĐỘT QUỴ - Đừng bỏ qua kẻo sau này “hối không kịp”
Đột quỵ gây liệt nửa người như thế nào?
Liệt nửa người là tình trạng người bệnh bị mất khả năng hoạt động của một bên cơ thể, tùy thuộc vào vị trí vùng não gặp tổn thương. Trong cơn đột quỵ, nếu bán cầu não phải bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên trái, bên cạnh đó là tình trạng khó nhận diện mặt người thân, mất kiểm soát hành vi,… Bán cầu não trái bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên phải, thường đi kèm với chứng khó nói, trí nhớ kém.
Theo thống kê từ Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, có đến 80% bệnh nhân đột quỵ bị liệt nửa người với những biểu hiện như: Mất thăng bằng, không cầm nắm được đồ vật, mất định hướng, hay bị đau mỏi cơ,…
Di chứng liệt nửa người ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Thông thường sau cơn đột quỵ, những đối tượng này không thể tự thực hiện các hoạt động sống như bình thường mà phải trông đợi vào sự giúp đỡ của người xung quanh, từ đó dẫn đến trầm cảm, thay đổi tính tình.
Nhiều bệnh nhân bị liệt nửa người sau đột quỵ
Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ mà bạn không thể bỏ qua
6 bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ
Dưới đây là 6 bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ bị liệt nửa người, chia theo từng giai đoạn, cụ thể:
1. Giai đoạn đầu
Tập nằm: Bệnh nhân cần nằm đúng tư thế để giảm bớt sự co cứng và đề phòng khớp biến dạng, thường xuyên lăn trở mình để tránh ê mỏi:
- Tư thế nằm ngửa: Kê vai lên gối, cuộn 2 chiếc chăn nhỏ đặt dưới hông và chân bên liệt để nâng bên liệt lên cao một chút.
- Tư thế nằm nghiêng bên lành: Gập vai, cánh tay lành thả lỏng tự nhiên, cánh tay liệt ôm gối mềm làm điểm tựa; Chặn 1 chiếc gối mềm đặt sau lưng; Chân liệt kê lên gối, chân lành duỗi tự nhiên.
- Tư thế nằm nghiêng bên liệt: Kê gối đầu đến khớp vai, chặn 1 chiếc gối mềm đặt sau lưng; Giữ trục cơ thể thẳng; Gập vai, cánh tay bên liệt duỗi vuông góc với chân; Chân lành gập vuông góc, kê lên gối; Chân liệt duỗi thẳng.
Tập sinh hoạt hàng ngày:
- Thay quần áo: Khi cởi, người bệnh cởi bên lành trước, bên liệt sau. Còn khi mặc thì ngược lại, bên liệt trước, bên lành sau.
- Di chuyển giữa giường và ghế hoặc xe lăn: Động tác này dành cho người chăm sóc. Hãy đỡ người bệnh ngồi ở mép giường, xe lăn hoặc ghế để sát bên liệt. Sau đó, dìu bệnh nhân đứng dậy, xoay người và hạ xuống xe.
Tập đứng dậy: Người bệnh cần đảm bảo dồn đều trọng lượng lên 2 chân, tránh tình trạng chỉ đứng bằng chân lành. Các động tác thực hiện như sau:
- Dùng nạng tự đứng dậy: Ban đầu, hãy tập đứng vững giữa 2 thanh vịn song song. Sau đó, ngồi đặt 2 chân đều nhau, vịn tay vào nạng và đẩy lực đứng đều lên 2 chân.
- Nhờ người thân đỡ đứng dậy: Với động tác này, người chăm sóc hãy đặt tay ngang thắt lưng bệnh nhân, để bệnh nhân vòng tay bám lên cổ. Sau đó, người chăm sóc tì gối để giúp bệnh nhân duỗi chân đứng dậy, giữ thắt lưng từ phía sau để người bệnh tập đứng và bước đi.
Tập đứng thăng bằng: Người bệnh đứng thẳng, 2 tay dang ngang; Cúi gập người sang 2 bên, mỗi bên 10 lần; Thường xuyên tập đi giữa 2 thanh vịn song song.
Tập hông và tay: Người bệnh tự nâng hông, giữ 20 giây rồi hạ xuống, thực hiện 10 lần. Hết động tác này, người bệnh lấy tay lành giữ tay liệt, nâng cả 2 tay qua đầu rồi hạ về vị trí cũ, thực hiện 10 lần.
2. Giai đoạn sau
Khi người bệnh bắt đầu cử động được trở lại thì cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi cơ để tăng cường trương lực cơ. Cụ thể:
Ức chế lực cơ tay
- Người bệnh ngồi thẳng.
- Tay duỗi thẳng, bàn tay mở rộng, xòe đặt lên mặt giường.
- Chống tay và cố gắng nâng người.
- Thực hiện 10 lần.
Ức chế lực cơ chân
- Ngồi đặt chân liệt vuông góc, bàn chân liệt bám sát trên nền nhà.
- Bắt chéo chân lành lên chân liệt, cẳng chân lành tì xuống nhấn đầu gối bên chân liệt xuống.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 – 10 phút.
Tập gấp háng
- Người bệnh ngồi thẳng, đặt gối vuông góc.
- Người chăm sóc dùng tay nắm lấy đầu gối bên liệt và nhấc lên.
- Giữ 10 giây rồi hạ xuống và lặp lại động tác liên tục.
Tập duỗi gối
- Người bệnh ngồi sâu vào ghế, cẳng chân duỗi thẳng.
- Người nhà dùng tay tì vào cổ chân để ức chế cử động của người bệnh.
Tập các cơ ở tay: Giơ 2 tay lên qua đầu rồi hạ xuống, thực hiện 20 lần. Nếu lúc đầu không làm được ở tư thế ngồi hoặc đứng thì có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa.
Tập vai bên liệt
- Để người bệnh nằm ngửa.
- Người thân dùng 1 tay giữ vai bên liệt của bệnh nhân, tay kia cầm cẳng tay đưa qua đầu, càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại.
- Giữ 30 giây rồi đưa tay về vị trí ban đầu.
Tập kéo giãn cổ tay bên liệt
- Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ.
- Một tay người chăm sóc duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra, tay kia duỗi cổ tay hết cỡ, sau đó duỗi các ngón tay.
Tập kéo giãn cổ chân
- Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân.
- Một tay người chăm sóc giữ cẳng chân, tay kia giữ chặt gót chân.
- Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay người chăm sóc, vừa kéo gót chân người bệnh xuống, vừa đẩy mũi bàn chân theo hướng ngược lại.
- Giữ nguyên trong khoảng 30 giây và lặp lại 15 lần.
Xem thêm: Tìm hiểu 3 bước SƠ CỨU ĐỘT QUỴ đúng cách
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ hiệu quả
Để nhanh chóng phục hồi chức năng, ngoài việc tích cực luyện tập, người bị đột quỵ cũng cần xây dựng chế độ sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng cường tuần hoàn, cải thiện chức năng não. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Vậy tại sao Nattospes lại được khuyên dùng? Đó là nhớ thành phần chính của sản phẩm, đó là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto. Món ăn này đã được người dân Nhật Bản sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.
Khi đi vào cơ thể, nattokinase có thể ngăn ngừa và làm tan cục máu đông - tác nhân gây đột quỵ; Làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp - đối tượng có tỷ lệ bị đột quỵ cao.
Hội tụ tất cả những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes được bào chế dưới dạng viên nang tiện dùng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, ngăn ngừa bệnh tái phát rất hiệu quả.
Nattospes hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ hiệu quả
Qua thực tế sử dụng, đa số người dùng Nattospes đã chia sẻ sức khỏe cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn:
Sau 2 - 4 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng của những cơ quan bị ảnh hưởng bắt đầu hoạt động trở lại. Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,… giảm đáng kể. Nếu bị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.
Sau 1 – 3 tháng: Người bị đột quỵ dần phục hồi sức khỏe. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… đều cải thiện rõ rệt. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.
Sau 3 - 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ đột quỵ tái phát.
Sau giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh.
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Chia sẻ của người dùng
Trong những năm qua, rất nhiều người bị đột quỵ đã dùng Nattospes để cải thiện sức khỏe và thu về hiệu quả tích cực. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701). Ông Tám bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường do đột quỵ. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Giới chuyên gia đánh giá thế nào?
Đừng bỏ lỡ những lời khuyên của chuyên gia Dương Quang Hải về công dụng cải thiện di chứng đột quỵ của sản phẩm Nattospes trong video sau:
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách phòng ngừa đột quỵ tái phát TẠI ĐÂY
Phục hồi chức năng sau đột quỵ là việc không dễ dàng, nhất là với di chứng nghiêm trọng như liệt nửa người. Hãy tuân thủ nghiêm chỉ định điều trị, giữ thái độ sống tích cực và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tích cực hơn, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ hoặc đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170.
Lan Khuê
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!