Sơ cứu đột quỵ như thế nào là đúng cách? Rất nhiều người đã đặt ra thắc mắc này. Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, thế nhưng, hiểu biết của mọi người về căn bệnh này còn hạn chế. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về bệnh đột quỵ cũng như các bước sơ cứu đúng cách.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.
Nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu hoại tử chỉ trong vài phút. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe yếu hoặc mắc các di chứng như: Tê liệt hay yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm,...
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương do quá trình cấp máu gián đoạn
Xem thêm: Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ ở nam và nữ có điểm gì khác biệt?
Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây đột quỵ, bao gồm cả yếu tố sinh lý và bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thường lớn hơn ở những người cao tuổi. Một nghiên cứu cho thấy, kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
- Giới tính: Nam giới được biết đến là có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ thì bạn tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh này cao hơn người bình thường.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như: Cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch, do đó làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không đầy đủ các loại dưỡng chất, lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
- Hút thuốc lá: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Điều này được giải thích là do khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Không những thế, thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân sinh lý kể trên, một số nguyên nhân bệnh lý sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ:
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ tiềm ẩn nguy cơ cao gặp phải tình trạng này lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Đái tháo đường: Các chuyên gia cho biết, những người mắc bệnh đái tháo đường thì nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
- Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ
Xem thêm: Chăm sóc người bệnh đột quỵ và những nỗi niềm khó nói
3 bước sơ cứu đột quỵ
Đột quỵ não là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng có xu hướng gia tăng, có thể lấy đi tính mạng của chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, việc trang bị cho bản thân những kiến thức để phòng ngừa là điều cần thiết. Dưới đây là 3 bước sơ cứu đột quỵ mà bạn cần lưu tâm:
1. Kiểm tra mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng: Để ý xem bệnh nhân có bị đau đầu, nôn, đại tiểu tiện… hay không.
2. Kiểm tra khả năng phản hồi của bệnh nhân: Hỏi họ tên của bệnh nhân. Người bị đột quỵ có thể sẽ không nói được, vì vậy hãy nắm lấy cả hai tay và yêu cầu bệnh nhân trả lời câu hỏi bằng cách siết chặt tay của bạn. Nếu bệnh nhân trả lời được tức là vẫn chưa mất khả năng nhận thức. Nếu không trả lời, có thể người đó đang rơi vào hôn mê, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế gần nhất.
Lưu ý với bệnh nhân còn tỉnh, hãy đặt người đó nằm xuống. Tốt nhất là nằm nghiêng đầu và kê gối cho vai hơi nâng lên, sau đó nới lỏng quần áo nếu bệnh nhân đang mặc đồ bó sát, hoặc nếu người bệnh lạnh, hãy đắp chăn hay khoác áo. Tuyệt đối không được cho người bệnh ăn hay uống bất kỳ thứ gì khi chưa có sự chỉ dẫn của các chuyên gia.
Sơ cứu đúng cách giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ
3. Kiểm tra khả năng thở: Mở miệng người bệnh xem đường thở có rõ ràng không. Nếu đường thở không rõ (chẳng hạn như bị nôn, có đờm nhớt,…) thì hãy giúp bệnh nhân lấy hết các vật cản ra ngoài. Sau đó, bạn nâng cằm người bệnh lên và quan sát xem ngực có phập phồng lên xuống, có tiếng thở hay không. Nếu người bệnh không thở, hãy nhanh chóng tiến hành hồi sức tim phổi bằng cách:
- Quỳ xuống đối diện với người bệnh, đan 2 tay vào nhau và ép xuống ngực ở nửa dưới xương ức 30 lần.
- Ngửa đầu ra sau, hít 2 hơi rồi cúi xuống phả vào miệng người bệnh trong khi giữ chặt mũi bệnh nhân.
- Thực hiện xen kẽ 30 lần ép ngực và 2 nhịp thở cho đến khi người bệnh có dấu hiệu tỉnh lại hoặc xe cấp cứu đến.
Để có thêm thông tin về cách sơ cứu đột quỵ, bạn hãy lắng nghe chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân tư vấn trong video sau:
Xem thêm: 6 điểm quan trọng trong điều trị đột quỵ
Nattospes – Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả
Sơ cứu đột quỵ đúng cách là việc làm quan trọng và cần thiết trước khi người bệnh được tiếp nhận điều trị tại các cơ sở chuyên khoa. Việc nắm được cách sơ cứu đột quỵ sẽ giúp mọi người hạn chế những hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ và giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Nattospes có thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản. Enzyme này có tác dụng phòng ngừa, làm tan cục máu đông đồng thời giảm độ nhớt máu, điều chỉnh huyết áp ổn định.
Hội tụ đầy đủ ưu điểm của nattokinase dưới dạng viên nang tiện dùng, sản phẩm Nattospes nổi tiếng trong việc hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa đột quỵ, cải thiện các di chứng (liệt, méo miệng, mờ mắt,…) và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Qua nhiều năm có mặt trên thị trường, Nattospes đã khẳng định là sản phẩm đem lại tác dụng tích cực và hiệu quả bền vững, an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài, được nhiều người tin tưởng lựa chọn cũng như các chuyên gia đánh giá cao.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Kinh nghiệm của nhiều người
Trong những năm qua, rất nhiều người đã sử dụng Nattospes để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, cho hiệu quả tích cực. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM trong video sau:
Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701
Đánh giá của chuyên gia
Mời bạn cùng nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích sâu hơn về công dụng của sản phẩm Nattospes trong video sau:
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về chế độ ăn uống cho người bị đột quỵ TẠI ĐÂY
Sơ cứu đột quỵ không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, những việc bạn thực hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Chính vì vậy, hãy ghi nhớ kỹ những thông tin trên và đừng quên nhắc nhở người bị đột quỵ sử dụng Nattospes mỗi ngày để sức khỏe sớm được cải thiện, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách sơ cứu đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Mai Trang
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!