Ngày nay, nhiều người vì quá bận rộn mà hình thành thói quen tắm vào ban đêm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tắm đêm bị đột quỵ đã được ghi nhận. Vậy tại sao tắm đêm lại nguy hiểm như vậy? Ngoài đột quỵ, việc tắm muộn còn có thể dẫn đến những tác hại gì? Mời bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Đột quỵ là gì?
Não là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương, có chức năng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Trong hệ tuần hoàn, não được nuôi dưỡng bằng dòng máu được bơm liên tục lên từ tim. Khi dòng máu này bị tắc do có cục máu đông ngăn cản hoặc bị vỡ, khiến não bị suy giảm hoặc mất chức năng điều khiển, chúng ta gọi đó là đột quỵ (hay tai biến mạch máu não). Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong rất cao hoặc phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo mặt, mờ mắt…
Để tìm hiểu thêm về bệnh đột quỵ, mời bạn cùng theo dõi tư vấn của chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân trong video sau:
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh đột quỵ là gì?
Nhiều người tắm đêm bị đột quỵ
Cách đây 4 tháng, dư luận cả nước xôn xao trước thông tin nghệ sỹ hài Anh Vũ tắm đêm bị đột quỵ. Cụ thể, đêm 31/3, rạng sáng 1/4, sau khi kết thúc show diễn ở Mỹ, nghệ sĩ Anh Vũ trở về nhà một người bạn và ngủ lại tại đó. Anh tắm rửa và lên giường đi ngủ như bình thường nhưng khi người bạn của anh lại gần thì phát hiện anh đã ngừng thở, toàn thân lạnh toát, tím tái. Nguyên nhân cái chết được kết luận là Anh Vũ bị đột quỵ vì tắm khuya. Khi đó, giới nghệ sĩ Việt hết sức bàng hoàng và đã kêu gọi hỗ trợ gia đình đưa thi thể Anh Vũ trở về Việt Nam.
Trước nghệ sĩ hài Anh Vũ, tại Việt Nam và trên thế giới, đã có rất nhiều người bị đột quỵ vì tắm khuya. Câu chuyện này chính là hồi chuông cảnh báo tất cả chúng ta phải cảnh giác với đột quỵ. Tuy nhiên, nguyên nhân tại sao việc tắm đêm lại dễ dẫn đến đột quỵ cũng như làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ trong trường hợp bắt buộc phải tắm đêm thì không phải ai cũng biết.
Nhiều người bị đột quỵ vì tắm khuya
Xem thêm: Thường xuyên đau nửa đầu có phải triệu chứng đột quỵ không?
Tại sao tắm đêm bị đột quỵ?
Khi nghe tin về những bệnh nhân tắm đêm bị đột quỵ, nhiều người thường cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ sau khi tắm chủ yếu là do người bệnh đã có sẵn các bệnh lý nguy cơ của đột quỵ như: Cao huyết áp, bệnh tim, mỡ máu cao… Trong đó, cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu. Khi kết hợp với những thay đổi trong phòng tắm, biểu hiện của các bệnh lý này trở nên dữ dội hơn, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ. Những yếu tố kích thích quá trình này bao gồm:
Đại tiện
Trước khi tắm, một số người có thói quen đại tiện. Việc lấy sức để loại bỏ chất thải có thể làm tăng áp lực ổ bụng, kích thích dây thần kinh phế vị, đồng thời làm tăng áp lực lên động mạch, khiến tim và hệ tuần hoàn trở nên căng thẳng. Đây chính là lý do vì sao người bị táo bón mạn tính có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
Thay đổi huyết áp đột ngột
Những thay đổi đột ngột về huyết áp trong khi tắm có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ, gây đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Chính vì thế, người có tiền sử huyết áp cao hoặc đột quỵ cần lưu ý, tránh tắm vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya vì đây là khoảng thời gian nguy hiểm trong ngày, nhiệt độ xuống thấp và huyết áp lên cao.
Huyết áp có thể thay đổi đột ngột trong khi tắm
Dội nước từ đỉnh đầu
Nhiều người có thói quen tắm theo cách dội ào ào nước từ trên đỉnh đầu xuống. Tuy nhiên, việc đột ngột xả nước xuống đầu như vậy có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, tạo áp lực gây vỡ động mạch hoặc các mao mạch. Bởi vậy, hãy tắm một cách tuần tự, bắt đầu từ việc làm ướt chân, dần dần đi lên đầu một cách nhẹ nhàng.
Nhiệt độ nước
Nước lạnh có thể khiến các động mạch co lại, ngăn máu lưu thông lên các cơ quan quan trọng như não và tim. Việc tiếp xúc với nước lạnh đột ngột sẽ làm gia tăng sự căng thẳng cho hệ thần kinh giao cảm, nhiệt độ cơ thể giảm mạnh và huyết áp tăng cao, từ đó có thể dẫn đến đột quỵ. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn không nên tắm nước lạnh và phải giữ ấm cơ thể sau khi tắm, nhất là vào mùa đông.
Xem thêm: 3 nguyên nhân gây đột quỵ hy hữu nhưng không thể coi thường
Những tác hại của việc tắm đêm
Không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ, việc tắm đêm cũng tiềm ẩn nhiều tác hại khó lường bởi đây là thời điểm nhiệt độ xuống thấp, cơ thể bị mất nhiệt. Chính vì vậy, những người có hệ miễn dịch yếu thường bị cảm lạnh sau khi tắm vào lúc tối muộn.
Nghiêm trọng hơn, một số người có thể bị sốt siêu vi, thậm chí là nhiễm trùng phổi, suy yếu cơ quan hô hấp, mất sức đề kháng,… vì tắm đêm. Thậm chí, viêm nhiễm phổi lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư.
Bên cạnh đó, việc gội đầu nhưng không sấy và để tóc ướt đi ngủ cũng là một sai lầm nghiêm trọng. Việc này khiến da đầu bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới mạch máu, lâu dần có thể gây đau đầu kinh niên.
Tắm đêm tiềm ẩn nhiều tác hại khó lường
Xem thêm: 3 việc nên làm và 3 việc nên tránh khi thấy người bị đột quỵ
Dùng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ
Như vậy, có thể thấy rằng, tắm đêm là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn cần xây dựng thói quen sống và thời gian biểu lành mạnh hơn để tránh những rủi ro không đáng có. Song song với đó, các chuyên gia khuyên mọi người, nhất là những đối tượng có sẵn các bệnh lý liên quan đến đột quỵ nên sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Enzyme này có tác dụng phòng ngừa và làm tan các cục máu đông, hỗ trợ ổn định huyết áp hiệu quả.
Nhờ đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, kiểm soát huyết áp; hỗ trợ điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát. Sản phẩm có ưu điểm nổi trội là thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên rất an toàn, có thể dùng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
Chia sẻ của người dùng
Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả. Điều này đã được rất nhiều người dùng kiểm chứng. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa (SĐT: 0815038883). Đang từ một người đàn ông khỏe mạnh, anh Thành bỗng phải nằm một chỗ vì bị liệt nửa người sau đột quỵ. Nhưng may mắn, nhờ biết tới Nattospes và kiên trì sử dụng, anh đã dần hồi phục. Mời bạn cùng nghe anh Thành chia sẻ kinh nghiệm của mình video sau:
Hay như ông Võ Văn Tám ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) bị méo miệng, huyết áp lên xuống thất thường sau đột quỵ. Sau 2 tháng dùng Nattospes, ông Tám đã hết méo miệng, huyết áp ổn định, ông có thể đi lại, sinh hoạt như người bình thường. Mời bạn theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:
Giới chuyên gia đánh giá thế nào về sản phẩm Nattospes?
Hãy cùng lắng nghe đánh giá của chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh về tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ của sản phẩm Nattospes:
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cách phòng ngừa đột quỵ TẠI ĐÂY
Tắm đêm có rất nhiều tác hại, bạn nên chú ý. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm Nattospes đều đặn mỗi ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng tắm đêm bị đột quỵ và cách phòng tránh cũng như sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Thục Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!