Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến các dấu hiệu bệnh đột quỵ, dẫn tới việc cấp cứu chậm trễ, từ đó người bệnh phải gánh chịu những di chứng nặng nề. Vậy cách nhận biết dấu hiệu bệnh đột quỵ như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Bệnh đột quỵ là gì?

Thông thường, não bộ duy trì hoạt động điều khiển cơ thể nhờ được nuôi dưỡng bởi dòng máu lưu thông thiên tục. Đột quỵ (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não đột ngột gián đoạn do mạch máu bị tắc hoặc vỡ. Khi đó, não mất khả năng kiểm soát các chức năng của cơ thể, nếu nghiêm trọng, người bệnh có thể tử vong chỉ trong vài phút. May mắn hơn, người bệnh sống sót nhưng vẫn phải chịu nhiều di chứng nặng nề như: Liệt, méo mặt, nói ngọng,…

Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng

Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng

Đột quỵ được chia thành 2 loại:

- Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: Tình trạng này xảy ra khi cục máu đông hình thành trong mạch máu và đi lên não. Trong quá trình di chuyển, đến nơi mạch máu hẹp, nó kẹt lại, làm tắc mạch máu, cản trở máu đi nuôi các tế bào não. 

- Đột quỵ do xuất huyết não: Tình trạng này xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, máu tràn ra làm tổn thương các tế bào não. 

>>>Xem thêm: Nguy cơ đột quỵ não của bạn sẽ cao hơn nếu mắc 1 trong 21 bệnh lý này

Dấu hiệu bệnh đột quỵ

Việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ sẽ làm tăng cơ hội sống cho người bệnh. Đặc biệt, có những phương pháp điều trị đột quỵ chỉ thực hiện được trong vòng 3-4 giờ đầu kể từ khi bệnh khởi phát, chẳng hạn như dùng thuốc làm tan cục máu đông. Vậy nên, nếu không nhận biết sớm và cấp cứu kịp thời, quá trình điều trị đột quỵ có thể trở nên vô cùng khó khăn. 

Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ đã tổng hợp cách nhận biết dấu hiệu bệnh đột quỵ bằng công thức FAST vô cùng dễ nhớ như sau:

F (Face – Mặt): Một bên mặt người bệnh rủ xuống, mất cân xứng.

A (Arm - Cánh tay ): Một cánh tay bị yếu, buông thõng, không thể nâng lên.

S (Speech – Nói): Người bệnh không thể nói, nói lắp bắp hoặc nói ra những câu lộn xộn, vô nghĩa. 

T (Time – Thời gian): Khi thấy người đối diện có những biểu hiện kể trên, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu.

Các dấu hiệu bệnh đột quỵ

Các dấu hiệu bệnh đột quỵ

>>> Xem thêm: Đột quỵ khi quan hệ - Nỗi niềm không dễ bày tỏ

Cách điều trị đột quỵ

Sau khi nhận biết các dấu hiệu bệnh đột quỵ, quá trình điều trị được chia thành 2 giai đoạn: Cấp cứu và phục hồi chức năng.

Cấp cứu

Theo các chuyên gia, yếu tố quyết định sự thành công trong điều trị đột quỵ là thời gian cấp cứu. Người bệnh được đưa đến bệnh viện càng sớm, những di chứng sẽ càng được hạn chế. Một điều cần đặc biệt lưu ý là: Người bệnh không nên tự lái xe đến bệnh viện mà hãy nhờ gia đình đưa đi hoặc chờ xe cứu thương đến. 

Tại trung tâm cấp cứu, bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử y tế của người bệnh và thời gian các dấu hiệu bệnh đột quỵ bắt đầu. Sau đó, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu và siêu âm hình ảnh não để xác định loại đột quỵ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Đối với trường hợp đột quỵ do thiếu máu não cục bộ, nếu được cấp cứu trong “thời gian vàng” (3-4,5 giờ kể từ khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện), người bệnh có thể chỉ cần dùng thuốc làm tan huyết khối để phá vỡ cục máu đông - tác nhân gây tắc mạch máu. Nếu quá “thời gian vàng”, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật loại bỏ cục máu đông.

Đối với đột quỵ do xuất huyết não, khả năng cao người bệnh cần phẫu thuật để cầm máu và chữa lành mạch máu. Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu là sửa chữa nội mạch hoặc kẹp túi phình động mạch. 

Thời gian cấp cứu có vai trò quan trọng trong điều trị đột quỵ não

Thời gian cấp cứu có vai trò quan trọng trong điều trị đột quỵ não

Phục hồi chức năng sau đột quỵ

Vì đột quỵ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não nên người bệnh có thể phải chịu nhiều di chứng. Những di chứng đột quỵ phổ biến nhất là: 

- Liệt nửa người;

- Thay đổi nhận thức;

- Mất ngôn ngữ;

- Mất kiểm soát cảm xúc;

- Dễ mất thăng bằng;

- Khó nhai, khó nuốt;

- Đại, tiểu tiện không tự chủ;

- Suy sụp, trầm cảm.

Để khắc phục những di chứng này, người bệnh cần thường xuyên luyện tập. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ nên bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể tiến hành ngay sau giai đoạn cấp cứu. Một số liệu pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ thường được áp dụng là:

Trị liệu ngôn ngữ: Giúp cải thiện di chứng mất ngôn ngữ, người bệnh có thể hiểu lời người khác nói và truyền đạt ý nghĩ của mình. 

Vật lý trị liệu: Thông qua các bài tập thể lực từ dễ đến khó, người bệnh dần khôi phục kỹ năng vận động.

Liệu pháp nghề nghiệp: Bằng cách hướng dẫn người bệnh thực hiện những công việc hàng ngày như ăn, uống, mặc quần áo, tắm rửa, đọc viết…, kỹ năng sống.

Đối với sức khỏe tinh thần, để phục hồi cần kết hợp giữa các phương pháp trị liệu tâm lý với sử dụng thuốc. Thời điểm này, người bị đột quỵ rất cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và bạn bè. Những người chăm sóc hãy cố gắng gần gũi, chia sẻ và thông cảm để giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. 

Ngoài ra, sau đột quỵ, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị các bệnh về tim, huyết áp cao, đái tháo đường,... để ngăn ngừa đột quỵ tái phát.

>>>Xem thêm: Cảnh báo: Bệnh đột quỵ có thể dẫn đến mất trí nhớ

Dùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị đột quỵ

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, các chuyên gia khuyên người bị đột quỵ nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị đột quỵ não. Những sản phẩm này có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men - món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi Natto. Món ăn này đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Chính vì thế, các nhà khoa học Việt Nam đã tận dụng những ưu điểm của món ăn này để chiết xuất enzyme nattokinase và bào chế thành công sản phẩm Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ não hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng

Trong những năm qua, nhiều người đã sử dụng Nattospes để điều trị đột quỵ và cải thiện các di chứng. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành, ở số nhà 359 đường Ngô Quyền, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bạn có thể liên hệ với anh Thành theo số: 0815038883. Hãy xem anh Thành chia sẻ kinh nghiệm trong video sau:

Tương tự như trường hợp của anh Thành, cụ ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh (số điện thoại anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701) cũng đã cải thiện di chứng tai sau đột quỵ não hiệu quả nhờ sử dụng Nattospes. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám trong video sau:

>>>>Xem thêm: Chia sẻ của những người dùng Nattospes cải thiện tình trạng đột quỵ não và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Hãy cùng lắng nghe đánh giá của chuyên gia Nguyễn Văn Chương về tác dụng hỗ trợ điều trị đột quỵ của Nattospes trong video sau: 

>>>> Xem thêm đánh giá của các chuyên gia về và tác dụng của Nattospes TẠI ĐÂY

Hy vọng, với những thông tin về dấu hiệu bệnh đột quỵ kể trên, bạn đã có thêm kiến thức và biết cách phát hiện chính xác. Hãy sử dụng sản phẩm Nattospes đều đặn mỗi ngày để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn diện, phòng ngừa đột quỵ, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về dấu hiệu bệnh đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Bảo An

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!