Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới sự khởi phát của cơn đột quỵ não – một tình trạng cấp cứu nguy hiểm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến 21 yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não, đó là 21 bệnh lý rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Hãy tìm hiểu để kịp thời trang bị kỹ năng phòng tránh cho bản thân, bạn nhé!
Những bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ não (hay còn gọi tai biến mạch máu não) là một cuộc tấn công bất ngờ và không khoan nhượng đối với sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, đột quỵ không hoàn toàn xảy ra ngẫu nhiên. Có một số yếu tố đã được chứng minh làm tăng nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là 21 bệnh lý bạn nên kiểm soát để phòng ngừa đột quỵ:
Thiếu máu não thoáng qua
Thiếu máu não thoáng qua là yếu tố nguy cơ “gần gũi” với đột quỵ nhất. Hầu hết những người bị thiếu máu não thoáng qua đều sẽ mắc đột quỵ nếu các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn không được xử lý kịp thời. Thiếu máu não thoáng qua xảy ra do một hoặc nhiều nguyên nhân tương tự như đột quỵ.
Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường làm suy yếu các mạch máu trên khắp cơ thể, bao gồm cả tim và não. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tiền đái tháo đường và tiểu đường là hai tình trạng sức khỏe có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục thường xuyên.
Bệnh tiểu đường làm suy yếu các mạch máu
Huyết áp cao
Huyết áp cao làm các mạch máu bị suy yếu, dẫn tới hình thành cục máu đông trong mạch máu, gây ra đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm vỡ các mạch máu, gây ra đột quỵ xuất huyết não.
Cholesterol cao
Giống như tăng huyết áp và tiểu đường, cholesterol cao cũng có thể làm hỏng các động mạch của tim, động mạch cảnh và não. Cholesterol có xu hướng tích tụ và gây dính trong các mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông cản trở máu lưu thông lên não, dẫn đến đột quỵ.
Bệnh mạch máu não
Bệnh mạch máu não là tình trạng các mạch máu đưa máu lên não bị tổn thương, hẹp hoặc không đều. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có khả năng dẫn đến đột quỵ.
Bệnh động mạch cảnh
Các mạch máu ở cổ chính là động mạch cảnh. Nếu chúng hẹp hoặc không đều có thể dẫn tới việc hình thành các cục máu đông và di chuyển đến rồi tắc lại trong các mạch máu của não. Hiện trong y học đã có một số thủ thuật can thiệp giúp giải quyết vấn đề này.
Bệnh động mạch cảnh làm tăng nguy cơ đột quỵ não
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là tình trạng các mạch máu của tim bị tổn thương. Bệnh động mạch vành có thể dẫn đến các cơn đau tim, khiến máu đột ngột không được bơm lên não. Sau khi trải qua cơn đau tim, một số người còn gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim hoặc suy tim.
Rối loạn nhịp tim
Nhịp tim không đều còn gọi là rối loạn nhịp tim, có thể góp phần vào sự hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này có thể đi đến não và bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Suy tim
Trong bệnh suy tim, cơ tim trở nên yếu đi, dẫn đến việc bơm máu lên não bị cản trở, cũng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ.
Bệnh van tim
Bệnh van tim có thể bẩm sinh hoặc phát triển trong quá trình sống. Bệnh van tim cũng có thể làm thay đổi lưu lượng máu trên toàn cơ thể, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và có khả năng gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Khuyết tật tim bẩm sinh
Các khuyết tật tim bẩm sinh có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau như sai vị trí mạch máu, rò rỉ máu… dẫn tới đột đột quỵ. Hầu hết các khuyết tật tim có thể được phát hiện và điều trị dứt điểm.
Nhiễm trùng tim hoặc viêm tim
Viêm và nhiễm trùng tim không phải là tình trạng phổ biến. Viêm, nhiễm trùng cơ tim có thể dẫn tới hình thành cục máu đông, gây suy tim, đau tim và ảnh hưởng xấu đến não.
Rối loạn chảy máu
Rối loạn chảy máu là một nhóm các bệnh có khả năng hình thành cục máu đông. Sau khi gặp chấn thương, người mắc bệnh rối loạn chảy máu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc kéo dài ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả não. Tình trạng chảy máu cũng có thể xảy ra tự phát, khi không có tác động ngoại lực nào.
Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Khi đó, những cục máu đông hình thành trong mạch máu có thể di chuyển và lưu lại trong não hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Rối loạn đông máu có thể hình thành cục máu đông
Thiếu máu hồng cầu hình liềm
Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh di truyền, trong đó các tế bào hồng cầu có hình dạng bất thường và không thể thực hiện được chức năng đưa oxy đến mô. Những tế bào này thường cứng và có thể dính vào thành mạch máu não gây tắc mạch máu, dẫn tới đột quỵ.
Bệnh tự miễn
Một số rối loạn tự miễn dịch có thể gây ra bệnh mạch máu và hình thành các cục máu đông, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu được chẩn đoán mắc một bệnh tự miễn như lupus, bệnh vẩy nến hoặc alopecia areata, nguy cơ đột quỵ của bạn cũng tăng nhẹ.
Nhiễm trùng nặng
Nhiễm trùng có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông, mất nước hoặc suy tim. Mối liên hệ giữa nhiễm trùng và đột quỵ được cho là có liên quan đến sự gia tăng tình trạng viêm nhiễm. Trên thực tế, ngay cả sức khỏe răng miệng kém cũng có liên quan đến đột quỵ.
Phình động mạch não
Chứng phình động mạch não là tình trạng một mạch máu có hình dạng bất thường ngay từ khi sinh ra. Khi huyết áp thay đổi, động mạch này có thể vỡ, dẫn đến đột quỵ xuất huyết não.
Béo phì
Những yếu tố nguy cơ đột quỵ phổ biến như cholesterol cao, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường… đều dễ gặp ở người béo phì. Tuy nhiên, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ đột quỵ độc lập. Điều này có nghĩa là, so với những người gầy có chỉ số huyết áp, cholesterol, đường huyết… tương đương, người béo phì vẫn có khả năng bị đột quỵ cao hơn.
Dị tật động tĩnh mạch
Dị tật động mạch là một tình trạng bất thường của mạch máu, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu, gây ra đột quỵ xuất huyết não. Đôi khi, dị tật động mạch còn có thể làm suy giảm chức năng thần kinh bởi nó ngăn chặn dòng máu lưu thông lên não.
Ung thư, HIV/AIDS
Ung thư có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm gây đông máu, một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Còn HIV/AIDS có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và ung thư.
HIV/AIDS cũng là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ não
>>>Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa đột quỵ não là gì?
Sản phẩm thảo dược phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Những năm gần đây, nhiều người có xu hướng sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược để phòng ngừa đột quỵ bởi sự lành tính, không gây tác dụng phụ. Nổi tiếng hơn 10 năm qua tại Việt Nam và được nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng và cho kết quả tích cực là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme được chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.
Tận dụng những ưu điểm của natto, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm Nattospes với công dụng hỗ trợ phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng sau đột quỵ.
Nattospes hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đột quỵ não hiệu quả
Thông tin hữu ích dành cho bạn
Nhiều người đã lấy lại sức khỏe nhờ sản phẩm Nattospes
Trong những năm qua, rất nhiều người đã sử dụng sản phẩm Nattospes để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám, 73 tuổi ở TP. HCM. Ông Tám bị đột quỵ não và để lại di chứng méo miệng, nói khó, sinh hoạt khó khăn, điều trị trong thời gian dài nhưng không tiến triển. Sau khi dùng sản phẩm Nattospes chỉ trong 2 tháng, sức khỏe của ông đã cải thiện rõ rệt, ông hết hẳn méo miệng và có thể đi lại, vận động như người bình thường. Bạn đọc có thể liên hệ với ông Tám qua số điện thoại của anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám: 0919272701 và hãy cùng theo dõi câu chuyện của ông Tám qua video sau:
>>>Xem thêm kinh nghiệm của người dùng Nattospes để phòng ngừa đột quỵ tại đây
Giới chuyên gia đánh giá thế nào về tác dụng của Nattospes?
“Nattospes có tác dụng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não, đặc biệt là huyết khối và tắc mạch. Có thể dùng từ 2 - 4 viên Nattospes, sử dụng kéo dài để phòng tái phát. Khi bệnh nhân quay trở lại cuộc sống sau khi điều trị đột quỵ, việc dự phòng tái phát là rất quan trọng để tránh nguy cơ tử vong” – Đây là đánh giá của chuyên gia Nguyễn Minh Hiện về tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ não của sản phẩm Nattospes. Mời bạn theo dõi phân tích của chuyên gia trong video sau:
>>>Xem thêm tư vấn của chuyên gia về cấp cứu đột quỵ não TẠI ĐÂY
Trên đây là 21 bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Hãy chủ động điều trị, đẩy lùi các yếu tố nguy cơ để đột quỵ não không có “cơ hội” khởi phát, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 0917185170/ 0917230950.
Quốc Dân