Những ngày qua, nắng nóng xuất hiện trên cả nước, nhiệt độ có nơi cao nhất lên đến 40-43 độ C. Các bệnh viện tiếp nhận hàng loạt ca cấp cứu đột quỵ do ảnh hưởng của tình hình khí hậu cực đoan này. Tại sao lại như vậy? Khi thấy người đột quỵ vì nắng nóng phải xử trí ra sao và phòng ngừa bệnh thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Hàng loạt ca cấp cứu đột quỵ khi nắng nóng

Đột quỵ là tình trạng y tế khẩn cấp, xảy ra khi não bộ bị tổn thương do dòng máu cung cấp cho não đột ngột gián đoạn. Não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nên bị hoại tử, mất dần khả năng kiểm soát các chức năng của cơ thể. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong, nhẹ hơn thì người bệnh phải gánh chịu các di chứng của đột quỵ như liệt, méo miệng, mờ hoặc mù mắt…

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho bệnh đột quỵ khởi phát ở mọi độ tuổi. Những ngày qua, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã tiếp nhận vài chục ca cấp cứu đột quỵ mỗi ngày. Không khí bệnh viện lúc nào cũng “căng như dây đàn”, các chuyên gia, bác sĩ, y tá phải làm việc 24/24 để hội chẩn, đưa ra phương án cứu chữa kịp thời.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, đến hết ngày 28/4, nắng nóng sẽ gia tăng và diễn ra trên diện rộng, đặc biệt gay gắt nhất tại các tỉnh Nam Bộ, Tây Bắc Bộ và Trung Bộ. Với tình hình khí hậu như vậy, nhiều khả năng tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ sẽ tiếp tục gia tăng.

Nguy cơ đột quỵ gia tăng khi nắng nóng

Nguy cơ đột quỵ gia tăng khi nắng nóng

>>>Xem thêm: Đột quỵ não là gì? Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất

Nắng nóng – điều kiện thuận lợi cho bệnh đột quỵ

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trời nắng nóng lại có nhiều bệnh nhân bị đột quỵ đến vậy?

Theo các chuyên gia, thời tiết khắc nghiệt nói chung, nắng nóng nói riêng không phải là nguyên nhân gây đột quỵ mà chỉ là điều kiện thuận lợi làm gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ có một số yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, bệnh tim mạch… Nếu những yếu tố nguy cơ này kết hợp với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến người bệnh dễ bị đột quỵ.

Khi trời nóng, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao có thể khiến huyết áp thay đổi, dễ dẫn đến đột quỵ. Vào ban ngày, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở và mồ hôi, dễ dẫn đến rối loạn đông máu, từ đó gây đột quỵ não.

Nóng bức khiến nhiều người quên uống thuốc, ngại ra ngoài đi khám

Nóng bức khiến nhiều người quên uống thuốc, ngại ra ngoài đi khám

Ngoài ra, thời tiết nóng bức còn gây căng thẳng, khó chịu cho nhiều người. Người bệnh có thể quên uống thuốc, ngại ra ngoài đường đi khám… Do vậy, các yếu tố nguy cơ có thể phát triển và trở nên bất ổn. Đó chính là lý do vì sao đột quỵ gia tăng trong thời tiết nắng nóng, bất kể là với người già hay người trẻ.

>>>Xem thêm: Đột quỵ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Cách xử trí cấp cứu đột quỵ não

Người bị đột quỵ thường có những biểu hiện như: Đột ngột hoa mắt, chóng mặt, tê chân tay, mờ mắt, khó nói, méo 1 bên mặt… Khi thấy những dấu hiệu này, người nhà bệnh nhân cần đặt người bệnh nằm ở nơi thông thoáng trong tư thế nằm nghiêng, gối đầu cao khoảng 30 độ. Nên nhớ, không khí mùa hè oi bức có thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Vì vậy, cần nhanh chóng làm mát cho bệnh nhân bằng cách nới lỏng quần áo, mở cửa phòng, thu dọn đồ đạc không cần thiết trong phòng cho gọn gàng hơn…

Cần đặt người bệnh ở nơi thông thoáng khi sơ cứu

Cần đặt người bệnh ở nơi thông thoáng khi sơ cứu

Trong lúc đó, cần thông khí cho bệnh nhân. Nếu cổ họng người bệnh có đờm cần móc ra hết để tránh bị nghẹt thở, giúp máu và oxy có thể lưu thông lên não nhanh hơn, tránh co giật. Bạn tuyệt đối không được cho bệnh nhân đột quỵ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.

Điều quan trọng nhất, người thân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa, vượt tuyến vì càng kéo dài thời gian, nguy cơ tử vong do đột quỵ càng cao.

>>>Xem thêm: Phòng ngừa đột quỵ? 4 nhóm đối tượng này cần đặc biệt cảnh giác

Phòng ngừa đột quỵ khi trời nắng nóng

Để phòng ngừa đột quỵ nói chung, bạn cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh như:

- Điều trị các bệnh: Tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch… (nếu có).

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, tránh dầu mỡ, đường, muối, đồ ăn nhanh…

- Không uống rượu, bia, không hút thuốc lá và không sử dụng chất kích thích.

- Tập thể dục thường xuyên

- Khám sức khỏe định kỳ

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bạn cần ghi nhớ thêm một số điều sau:

- Hạn chế ra ngoài vào những lúc nắng gắt, nhất là lúc giữa trưa, từ khoảng 12h -15h. Nếu nắng nóng quá gay gắt, bạn nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời vào ban ngày.

- Nhiều người có thói quen chỉnh điều hòa xuống rất thấp rồi đi ra ngoài đột ngột. Chúng ta không nên làm như vậy bởi hành động này có thể dẫn đến sốc nhiệt. Đặc biệt, với người có bệnh tim mạch, cần giữ chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài phòng không quá 7 độ C.

- Cần uống nước đầy đủ: Cơ thể bài tiết nhiều nước hơn vào mùa hè thông qua tuyến mồ hôi và hơi thở, từ đó khiến máu đặc hơn, dễ hình thành các cục máu đông. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, tập thói quen không khát cũng uống đủ nước. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống nước trái cây, rau quả để làm tăng hương vị.

Cần uống đủ nước trong mùa hè

Cần uống đủ nước trong mùa hè

- Vào mùa hè, bạn nên mặc quần áo nhẹ, thấm mồ hôi, sáng màu. Khi ra ngoài, cần che chắn cẩn thận với kính, mũ, khẩu trang, áo choàng,… và đừng quên bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

- Nhiều người thường uống bia để “giải nhiệt” trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là việc làm rất có hại với sức khỏe bởi đồ uống có cồn hoặc cà phê khiến bạn bị mất nước nhiều hơn.

>>>Xem thêm: Phục hồi chức năng sau đột quỵ như thế nào?

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Không chỉ khi nắng nóng, đột quỵ có thể xảy ra vào mọi thời điểm. Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa hè, ngoài những phương pháp trên, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược lâu dài, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Nattospes phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não hiệu quả

Nattospes phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não hiệu quả

Sản phẩm Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Nattospes để cải thiện di chứng sau đột quỵ

Ông Võ Văn Tám ở TP.HCM đã 73 tuổi. Ông bị đột quỵ não dẫn đến méo miệng, nói ngọng, sinh hoạt khó khăn. Sau thời gian dài điều trị mà tình trạng không mấy tiến triển, ông tìm đến với sản phẩm Nattospes. Chỉ sau 2 tháng uống Nattospes, sức khỏe của ông Tám đã cải thiện rõ rệt, ông hết méo miệng và có thể vận động, sinh hoạt lại như người bình thường. Hãy cùng theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám, có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám theo số điện thoại: 0919272701

>>>Xem thêm chia sẻ của những người bị đột quỵ cải thiện sức khỏe sau khi dùng Nattospes TẠI ĐÂY

Các chuyên gia nói gì?

Sản phẩm Nattospes không chỉ lấy được lòng tin của người dùng mà còn nhận được những đánh giá rất tích cực của giới chuyên gia. Mời bạn xem video sau để nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích cụ thể hơn về công dụng của Nattospes đối với người bị đột quỵ não:

>>>Xem thêm ý kiến chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Nattospes

Như vậy, bài viết đã gửi đến bạn những thông tin về tình trạng gia tăng số ca cấp cứu đột quỵ trong ngày nắng nóng. Hãy cố gắng tìm hiểu thêm thông tin cũng như cách phòng, chữa bệnh và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để đạt hiệu quả tích cực nhất, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về cấp cứu đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Thanh Phong