Nhiều người lầm tưởng đột quỵ chỉ xảy ra ở người trưởng thành. Thực tế, đột quỵ ở trẻ em hiếm nhưng vẫn xảy ra hàng năm. Vậy đột quỵ ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Tại sao trẻ em cũng bị đột quỵ và cần điều trị ra sao để trẻ có thể khôi phục sức khỏe nhanh nhất? Mời bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau.

Đột quỵ ở trẻ em là gì?

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn do tắc hoặc vỡ mạch máu. Khi một phần não không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, các tế bào não sẽ chết, gây mất chức năng não bộ. Vùng não nơi xảy ra đột quỵ sẽ quyết định mức độ thiệt hại và hậu quả của đột quỵ. Đột quỵ có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành. Điều đó có nghĩa là: Đột quỵ có thể xảy ra ở trẻ em.

tre-em-cung-co-the-bi-dot-quy.jpg

Trẻ em cũng có thể bị đột quỵ

Đột quỵ có thể gây ra hậu quả nặng nề ở trẻ em với những di chứng như: Liệt nửa người, không biết nói, khó nuốt, thị lực yếu hoặc mù hẳn, mất kiểm soát cảm xúc, thay đổi nhận thức, khả năng ghi nhớ kém, tính cách và hành vi khó đoán…

Theo các chuyên gia, đột quỵ ở trẻ em có thể được chia theo 3 nhóm tuổi khác nhau:

- Giai đoạn trước khi sinh, khi còn nằm trong bụng mẹ

- Giai đoạn sơ sinh hoặc 28 ngày đầu đời

- Giai đoạn từ sơ sinh đến năm 18 tuổi.

Để biết thêm bệnh đột quỵ não thường xảy ra ở những đối tượng nào, mời bạn cùng nghe chuyên gia Nguyễn Văn Quýnh giải đáp trong video sau:

Cũng giống như người lớn, đột quỵ ở trẻ em có 2 loại: Đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ (do cục máu đông chèn ép làm tắc mạch máu).

Thông thường, bệnh ở trẻ nhanh phục hồi hơn người lớn vì não vẫn đang phát triển. Nếu trẻ bị đột quỵ khi còn quá nhỏ, các di chứng sau đột quỵ có thể không rõ ràng. Ví dụ, trẻ có thể gặp khó khăn khi đọc sách, nhưng vấn đề này cha mẹ không phát hiện ra chỉ đến khi trẻ bắt đầu đi học.  

>>>Xem thêm: Đột quỵ não là gì? Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em khá đa dạng, thường là do dị tật mạch máu hoặc các bệnh hiếm gặp.

Những nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não ở trẻ em bao gồm:

- Dị tật hoặc rối loạn động mạch

- Có khối u trong não

- Do người mẹ lạm dụng ma túy hoặc rượu (trường hợp hiếm gặp)

Đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ, các yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở trẻ em bao gồm:

- Bệnh tim bẩm sinh: Khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, nguy cơ bị đột quỵ sẽ tăng lên.

- Rối loạn đông máu (còn gọi là rối loạn prothrombotic): Bệnh lý này có thể là bẩm sinh hoặc sau này mới mắc. Rối loạn đông máu khiến máu đặc hơn và quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Đột quỵ thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng rối loạn đông máu. Một số bệnh như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, tiêu chảy, mất nước, thiếu sắt… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đông máu.

- Động mạch không đều: Một đứa trẻ có thể đột quỵ vì các động mạch trong não không đều hoặc bị hẹp động mạch. Tuy nhiên, chứng động mạch không đều thường không bị phát hiện cho đến khi xảy ra đột quỵ. Vì vậy, trẻ em có động mạch không đều cần được theo dõi chặt chẽ để phòng ngừa đột quỵ.   

Bên cạnh đó, trẻ em cũng bị đột quỵ cao hơn nếu có các yếu tố nguy cơ như: Phẫu thuật tim hoặc não; Mắc bệnh hồng cầu hình liềm; Bệnh tự miễn tấn công các động mạch trong não; Chấn thương não hoặc cổ; Mắc bệnh bạch cầu.

>>>Xem thêm: Xử trí đột quỵ não: Nhanh chóng nhưng phải đúng cách

Chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em

Chẩn đoán nhanh là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro do tổn thương não ở trẻ em. Để chẩn đoán đột quỵ, các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm hình ảnh trong não của trẻ như:

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X để chụp ảnh chi tiết về khu vực bị ảnh hưởng của não. Phương pháp này sẽ xác nhận xem trẻ có bị đột quỵ hay không, đó là loại đột quỵ nào và nó xảy ra ở đâu trong não.  

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng vô tuyến từ tính để tạo ra hình ảnh của não. Chụp cộng hưởng từ sẽ cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp cắt lớp.

- Chụp động mạch não sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt tiêm vào động mạch não, sau đó dùng tia X chụp lại phần não được “nhuộm” để chẩn đoán.  

- Siêu âm tim: Sử dụng sóng âm thanh để chụp ảnh tim và xem van tim có vấn đề gì không, tim có hoạt động ổn định hay không. Nếu chức năng tim có vấn đề có thể tạo ra cục máu đông trong mạch máu.

- Điện tâm đồ đo hoạt động điện của tim và nhịp tim.

Bên cạnh đó, xét nghiệm máu hoặc chọc dò thắt lưng cũng là những phương pháp có thể được thực hiện để chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em.

>>>Xem thêm: Mối quan hệ giữa huyết áp cao và đột quỵ xuất huyết não

Phương pháp điều trị đột quỵ giúp trẻ sớm hồi phục

Điều trị đột quỵ xuất huyết não ở trẻ em tập trung vào việc ổn định cơ thể (kiểm soát huyết áp, kiểm soát thân nhiệt và giúp trẻ dễ thở hơn). Những đứa trẻ bị đột quỵ do xuất huyết não sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ chuyên gia phẫu thuật thần kinh mạch máu. Phương pháp phẫu thuật có thể là vi phẫu để cắt phình động mạch hoặc loại bỏ các mạch máu bất thường.

Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ tập trung vào giảm tổn thương não và ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Nếu con bạn đã được chẩn đoán bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, rất có thể các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm loãng máu như: Warfarin, Heparin, Heparin trọng lượng phân tử thấp, Acetylsalicylic acid, Clopidogrel…

Bên cạnh đó, bạn nên sớm cho trẻ trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ. Nhờ đó, trẻ có thể thực hiện các hoạt động thể chất bình thường như đi bộ hoặc đọc sách. Khả năng phục hồi của trẻ cao nhất trong sáu tháng đầu và có thể tiếp tục cải thiện trong khoảng 2 – 3 năm sau. Hãy chia sẻ với bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp nhất.

>>>Xem thêm: 6 món vừa ngon vừa bổ cho người bị đột quỵ não

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả cho nhiều đối tượng

Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Để phòng ngừa đột quỵ, ngoài việc điều trị những bệnh lý sẵn có là yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược an toàn cho nhiều độ tuổi, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. Sản phẩm phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi trở lên, khi đã có thể tự nuốt được viên nang. Với người lớn, Nattospes là sản phẩm đầu tay trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

nattospes-giup-phong-ngua-dot-quy-hieu-qua.webp

Nattospes phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não hiệu quả

dat_mua_ngay.png

Sản phẩm Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị đột quỵ não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát cho nhiều đối tượng.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Nattospes để cải thiện di chứng sau đột quỵ

Ông Võ Văn Tám ở TP.HCM đã 73 tuổi. Ông bị đột quỵ não dẫn đến méo miệng, nói ngọng, sinh hoạt khó khăn. Sau thời gian dài điều trị mà tình trạng không mấy tiến triển, ông tìm đến với sản phẩm Nattospes. Chỉ sau 2 tháng uống Nattospes, sức khỏe của ông Tám đã cải thiện rõ rệt, ông hết méo miệng và có thể vận động, sinh hoạt lại như người bình thường. Hãy cùng theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám, có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám theo số điện thoại: 0919272701

>>>Xem thêm chia sẻ của những người bị đột quỵ cải thiện sức khỏe sau khi dùng Nattospes TẠI ĐÂY

Các chuyên gia nói gì?

Sản phẩm Nattospes không chỉ lấy được lòng tin của người dùng mà còn nhận được những đánh giá rất tích cực của giới chuyên gia. Mời bạn xem video sau để nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích cụ thể hơn về công dụng của Nattospes đối với người bị đột quỵ não:

>>>Xem thêm ý kiến chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Nattospes

Như vậy, bài viết đã gửi đến bạn những thông tin chung nhất về bệnh đột quỵ não ở trẻ em. Hãy cố gắng tìm hiểu thêm thông tin cũng như cách phòng, chữa bệnh cho mọi lứa tuổi và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để đạt hiệu quả tích cực nhất, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về đột quỵ ở trẻ em và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170.

Lan Khuê