Tai biến mạch máu não theo quan điểm của y học cổ truyền thuộc phạm trù trúng phong. Ngoài việc điều trị bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các bài thuốc chữa trị bằng ăn uống cũng có tác dụng hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục, qua khỏi cơn nguy hiểm, giảm bớt các di chứng.

Các món ăn tốt cho người tai biến mạch máu não

* Món ăn dành cho người bị tai biến do tăng huyết áp

Món số 1 - từ hoa cúc : Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu thành cháo, khi cháo chín cho 15gram bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút nữa là được, ăn 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào bữa sáng và bữa chiều.

Cháo hoa cúc rất tốt cho người đột quỵ não

Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được. Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái tháo đường thì không được dùng.

Món ăn số 2 - từ con hàu và con trai: Dùng 50gram con trai, 50gram con hàu, cho 100gram gạo tẻ vào nước nấu chung với con trai, hàu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần đều đặn. Món ăn giúp hỗ trợ chứng tăng huyết áp gây tai biến mạch máu não, giảm nhức đầu chóng mặt, giúp gan dương thịnh. Chú ý: những người mắc chứng hư hàn không được dùng.

Món ăn số 3 - kết hợp nhiều vị thuốc: Nhân quả đào 12gram, thảo quyết minh 12gram, tất cả sắc kỹ, cho vào ít mật ong quấy đều. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng tăng huyết áp, tắc mạch máu não.

Chú ý: Muốn sử dụng bài này cần được khám và chẩn đoán đầy đủ. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.

* Các món ăn giúp phục hồi di chứng sau tai biến:

Món ăn số 4: Hoàng kỳ 10gram, táo tầu 10 quả, đương qui 10gram, kỷ tử 10gram, thịt lợn nạc 100gram thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, cho ít gia vị, ăn thịt uống nước. Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như bị teo chân tay, tê liệt cơ thể, bán thân bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.

Món ăn số 5: Hoàng kỳ 15gram, bạch thược sao vàng và quế mỗi thứ 15gram, gừng tươi 15gram, sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Lấy 100gram gạo tẻ, 4 quả táo tầu, nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn 1 lần. Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, bị liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…). Điều trị liên tục sẽ có hiệu quả cải thiện, đối tượng có thể sử dụng món ăn này là người có huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng, khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.

Món ăn số 6: Mạch môn đông 30gram, kỷ tử 30gram sắc lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày. Chữa trị các di chứng sau trúng phong như bị nhức đầu, hay chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng. Chú ý những người mắc bệnh chứng hư hàn, ỉa lỏng không được dùng bài thuốc này.

Kết hợp các phương pháp để phòng ngừa tai biến mạch máu não

Việc điều trị tai biến mạch máu não vô cùng khó khăn do những tổn thương thần kinh diễn biến rất nhanh, chi phí nằm viện, thuốc điều trị hay phương pháp phẫu thuật cũng rất tốn kém. Chưa kể, nhiều người sống sót phải gánh chịu di chứng nặng nề về vận động, liệt nửa người, suy giảm trí nhớ... và nguy cơ tái phát cũng vô cùng lớn. Do đó, việc phòng ngừa tai biến từ sớm chính là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của căn bệnh này.

-          Kiểm soát các yếu tố làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não: Mỗi người cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị các bệnh lý liên quan như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch, thừa cân, béo phì…

-          Tích cực thay đổi lối sống: Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học, tránh tình trạng căng thẳng, stress, mất ngủ; Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: hạn chế chất béo, đường, bột, thức ăn mặn ( nhiều muối); ăn nhiều rau, củ, trái cây; Luyện tập thể thao thường xuyên: đi bộ, chạy bộ, đạp xe khoảng tầm từ 30 - 60 phút mỗi ngày, 4 - 5 lần/tuần; Đồng thời bạn cũng nên hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá…

-          Hạn chế cục máu đông hình thành ở mạch máu, nâng cao sức khỏe thần kinh: Hiện nay, việc chống hình thành cục máu đông trong mạch máu, bảo vệ thành mạch không hình thành các mảng xơ vữa được xem là giải pháp bền vững dự phòng tai biến. Trong những năm gần đây các nhà khoa học đã tìm ra enzyme nattokinase có trong món ăn truyền thống của người Nhật là đậu tương lên men, chính enzyme này đã cho thấy khả năng làm tan cục máu đông và phục hồi di chứng sau đột quỵ theo 2 con đường:

Thứ nhất, nattokinase cản trở hình thành cục máu đông (bản chất là sợi huyết – fibrin) tồn tại trong máu, đồng thời, ngăn không cho sợi huyết bám vào các vị trí mạch bị xơ vữa (nguyên nhân gây hẹp lòng mạch, dẫn đến nguy cơ nghẽn hoặc vỡ mạch khi có cơ co mạch đột ngột).

Thứ hai, enzyme kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu (tPA, urokinase) dẫn đến tăng cường sinh sản ra plasmin (enzyme nội sinh trong cơ thể) làm tiêu fibrin từ đó ngăn ngừa tạo thành cục máu đông.

Dựa trên sự đột phá y học này, các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo nên viên nang Nattospes, với vỏ capsule bảo vệ hoạt tính của nattokinase một cách toàn diện, tránh làm mất tác dụng khi tiếp xúc với môi trường như các sản phẩm thông thường khác. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại nhiều cơ sở y tế. Đây được coi là giải pháp mới để phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) cũng như hỗ trợ điều trị, phục hồi các di chứng: liệt, nói ngọng, méo miệng, liệt nửa người... và dự phòng cơn tái phát cho bệnh nhân. Mời các bạn cùng lắng nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Thông đánh giá hiệu quả của Nattospes trong dự phòng tai biến mạch máu não qua đoạn video sau:


Để được giải đáp thông tin về bệnh đột quỵ não và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

*Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

 Bích Phương