Y học đã có những kĩ thuật hiện đại trong xử trí, cấp cứu đột quỵ như đặt stent, dùng thuốc tiêu sợi huyết, phẫu thuật loại bỏ huyết khối… nhưng tỉ lệ tử vong do đột quỵ không giảm nhiều, các di chứng để lại cũng rất nặng nề.

Theo thống kê của hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số này tử vong, 90% số người sống sót chịu ảnh hưởng nặng của di chứng sau đột quỵ.

Điều này đặt ra yêu cầu phải có chiến lược dự phòng từ sớm để ngăn chặn tình trạng đột quỵ xảy ra.

Dự phòng đột quỵ: không chờ đến khi có dấu hiệu

Theo WHO định nghĩa về đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu não dẫn đến giảm mất chức năng hoặc chết tế bào não.

Ngay trước khi đột quỵ xảy ra có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất ý thức, chân tay tê và yếu, mất cảm giác, không tự chủ trong đại tiểu tiện… Một số trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy tê bì một số vùng, nói cứng lưỡi, khó nói hoặc nói ngọng, dễ bị sặc hay nghẹn khi nuốt…

Khi phát hiện ra bệnh nhân có biểu hiện trên cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Bác sĩ chuyên khoa sau thăm khám sẽ có những xử lí sớm và nhanh nhất để giảm thiểu nguy cơ nguy hiểm cho người bệnh.

Đột quỵ khi đã xảy ra dễ gây nguy hiểm cho người bị. Có nhiều nguyên nhân gây đột quỵ do đó cần có chiến lược hợp lí để ngăn chặn và phòng tránh bệnh từ sớm, bệnh không thể phòng được khi nó đã xảy ra.

Dự phòng đột quỵ từ khi chưa có dấu hiệu Dự phòng đột quỵ cần thực hiện khi chưa có dấu hiệu bệnh

Dự phòng đột quỵ là việc kiểm soát tốt các nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ như: tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa thành mạch, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, người nghiện thuốc lá và sử dụng rượu bia quá mức, thường xuyên căng thẳng…

Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chủ yếu do thói quen, lối sống, tính chất công việc và tiền sử bệnh. Việc phòng đột quỵ cần chú ý từ lối sống khoa học, từ thói quen lành mạnh cho sức khỏe.

Kiểm soát tốt sức khỏe và các yếu tố có nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ trước khi khởi phát đã có một quá trình diễn tiến âm thầm, điển hình là các nguy cơ như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cơn thiếu máu não thoáng qua… Những hệ lụy từ lối sống như: mất ngủ, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, béo phì, ít tập thể dục… cũng thúc đẩy đột quỵ xảy ra.

Bằng các nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học phát hiện các nguy cơ lớn như xơ vữa động mạch, cục máu đông, thiếu máu não... Khi mảng xơ vữa ngày càng dày lên, bong ra kết hợp cùng các yếu tố khác hình thành cục huyết khối có thể kẹt lại tại nhiều vị trí trong mạch máu não, gây tắc mạch, thậm chí vỡ mạch làm xảy ra tình trạng đột quỵ

Các nhà khoa học đã tìm ra một enzym có tên Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch, giúp bền thành mạch, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng. Enzym Nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men, một món ăn truyền thống của Nhật Bản đã giúp cho người dân nước này có tỉ lệ trung bình người cao tuổi cao nhất thế giới. Enzym này cũng được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và khẳng định tác dụng của nó trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả.

Tại Việt Nam enzym Nattokinase có trong sản phẩm Nattospes, có mặt trên thị trường hơn 10 năm qua, Nattospes đã giúp cho rất nhiều trường hợp phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả. 

Bên cạnh đó, để phòng ngừa đột quỵ, cần thay đổi thói quen thiếu khoa học trên bằng cách không sử dụng rượu bia, thuốc lá, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhiều chất xơ, rau xanh và hoa quả, tham gia vận động thể dục hàng ngày, tránh căng thẳng, mất ngủ, thăm khám bệnh định kỳ để kiểm soát tốt các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này cũng như có biện pháp phòng bệnh hiệu quả, hãy tham khảo: https://dotquynao.info/, hoặc gọi 0917185170.

Video sau giúp chúng ta hiểu hơn về Nattospes:

Phương Uyên