Ngày 13/11 vừa qua, một người phụ nữ từ Hải Phòng lên Hà Nội khám đau đầu đã bị đột quỵ xuất huyết não, hôn mê ngay khi vừa đến cửa phòng bệnh. Đúng là “trong cái rủi có cái may”, chị đã được cấp cứu kịp thời và qua cơn nguy kịch. Hãy cùng tìm hiểu về trường hợp hy hữu này cũng như một số thông tin về bệnh đột quỵ xuất huyết não để có cách phòng ngừa hiệu quả nhé!

Đột quỵ xuất huyết não là gì?

Đột quỵ là tình trạng một phần não bị tổn thương do dòng máu lên não đột ngột gián đoạn. Xuất huyết não là một trong hai dạng của đột quỵ, xảy ra khi mạch máu não bị vỡ. Dạng còn lại là nhồi máu não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc do có cục máu đông cản trở. 

Khi cơn đột quỵ xuất huyết não khởi phát, máu từ khu vực bị vỡ tràn ra ngoài, thấm vào các mô não xung quanh và gây viêm, phù não. Tuy chiếm chưa tới 15% tổng số ca bệnh nhưng đột quỵ xuất huyết não nguy hiểm hơn nhiều so với đột quỵ nhồi máu não và có thể gây tử vong chỉ trong vài phút ngắn ngủi. 

Đột quỵ xuất huyết não lại được chia thành 2 loại dựa vào vị trí mạch máu não bị vỡ. Cụ thể:

Xuất huyết nội sọ: Tình trạng này xảy ra khi một mạch máu phía trong não bị vỡ. Các yếu tố nguy cơ của loại đột quỵ này bao gồm: Phình động mạch, huyết áp cao, sử dụng quá nhiều rượu bia hoặc chất kích thích. 

Xuất huyết dưới nhện: Xảy ra khi một mạch máu trên bề mặt não bị vỡ. Lúc này, máu tràn ra lấp đầy một phần không gian giữa não và hộp sọ (được gọi là khoang nhện), làm tăng áp lực cho não, gây đau đầu dữ dội. 

Để tìm hiểu thêm về tình trạng đột quỵ xuất huyết não, mời bạn cùng lắng nghe phân tích của chuyên gia Nguyễn Văn Chương trong video sau:

Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ mà bạn không thể bỏ qua

Bị đột quỵ ngay cửa phòng bệnh, người phụ nữ may mắn được cứu sống

Thực tế, đột quỵ xuất huyết não có thể xảy ra với mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Theo ghi nhận, vào ngày 13/11 vừa qua, một người phụ nữ 32 tuổi từ Hải Phòng lên Hà Nội để khám vì bị đau đầu không rõ nguyên nhân. Khi vừa đến cửa phòng cấp cứu thì chị bỗng ngã quỵ xuống, hôn mê bất tỉnh.

Trước tình trạng này, các chuyên gia y tế lập tức tiến hành hồi sức tim phổi cho bệnh nhân. 3 phút sau, tim chị đập trở lại, được bác sĩ đặt ống nội khí quản, cho thở máy, dùng thuốc co mạch và trợ tim. Dù vậy, tình trạng của người bệnh vẫn rất xấu, chị bị hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng kém. May mắn là động mạch của chị vẫn ổn định và không có dấu hiệu bị liệt. 

Kết quả chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch não cho thấy, ở các rãnh cuộn não và màng cứng 2 bên bán cầu của bệnh nhân có tụ máu mỏng. Các chuyên gia nhận định rằng, bệnh nhân này bị đột quỵ, ngừng tuần hoàn do vỡ túi phình động mạch và xuất huyết dưới nhện. 

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân này cho biết, xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình động mạch là bệnh lý đột quỵ vô cùng nguy hiểm, có tới 27 - 44% trường hợp không thể cứu được. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn gặp biến chứng ngừng tuần hoàn nên càng nguy hiểm hơn, khả năng sống rất thấp. Nếu xảy ra ngoài bệnh viện, cơ hội sống của người bệnh là dưới 10%. Còn nếu xảy ra trong bệnh viện, các chuyên gia cũng chỉ cứu được khoảng 20% tổng số ca.

Sau nhiều cuộc hội chẩn, bệnh nhân trên đã được can thiệp nội mạch để bít tắc túi phình động mạch. Ca phẫu thuật diễn ra thành công. Sau 7 ngày điều trị, người bệnh đã tỉnh táo và có thể nói chuyện được, hiện chị đang được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện.

Xem thêm: 3 bước sơ cứu đột quỵ đúng cách

Cách phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não 

Như vậy, đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong những lúc ta không ngờ tới nhất. Câu chuyện của nữ bệnh nhân phía trên là một trường hợp hết sức may mắn bởi chị bị đột quỵ xuất huyết não ngay cửa phòng bệnh nên đã được cứu sống kịp thời. Với nhiều người khác kém may mắn hơn, cơ hội sống của họ là rất thấp.

Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, mỗi người cần cải thiện sức khỏe toàn diện bằng cách: 

Điều trị các bệnh lý nguy cơ

Đột quỵ xuất huyết não có thể xảy ra do một số bệnh lý như: Phình động mạch, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,… Vì vậy, bạn cần điều trị những căn bệnh này để giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách: Thường xuyên kiểm tra các chỉ số, uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn nhiều rau quả, ít đường, muối và hạn chế dầu mỡ có tác dụng rất lớn trong phòng ngừa đột quỵ cũng như cải thiện sức khỏe toàn trạng. Đặc biệt, người mắc bệnh cao huyết áp nên chú ý không ăn mặn vì muối có thể làm tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.

Bỏ thuốc lá

Theo một số nghiên cứu, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết não cao gấp 4 lần so với người không hút. Có thể bạn chưa biết, trong khói thuốc lá chứa các chất kích thích làm giảm oxy trong máu, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ ở lòng mạch, gây xơ vữa động mạch. Chính vì vậy, bỏ thuốc lá là một trong những việc bạn cần làm để phòng ngừa đột quỵ.

Thường xuyên luyện tập, vận động

Luyện tập giúp cải thiện sức khỏe toàn trạng. Đây là một cách tuyệt vời để phòng bệnh và hạn chế hậu quả của đột quỵ. Tùy vào điều kiện sức khỏe và sở thích, bạn có thể lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp để luyện tập hàng ngày. 

Tránh lo lắng, trầm cảm

Những người thường xuyên lo lắng, trầm cảm sẽ có lối sống thiếu lành mạnh như: Hút thuốc, ăn uống không điều độ và trốn tránh hoạt động thể chất. Đây đều là những yếu tố nguy cơ của đột quỵ xuất huyết não. Vì vậy, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái để hạn chế nguy cơ đột quỵ nhé. 

Xem thêm: Có thể điều trị đột quỵ bằng nọc độc của loài nhện nguy hiểm nhất thế giới?

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Để phòng ngừa đột quỵ nói chung, đột quỵ xuất huyết não nói riêng, ngoài những phương pháp trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược, đây là cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả, an toàn. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase. Khi đi vào cơ thể, nattokinase có thể làm tan cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ theo 2 con đường: Thứ nhất là nattokinase trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi tơ huyết hình thành nên cục máu đông), thứ hai là nó kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu tăng cường sản sinh plasmin (enzyme nội sinh trong cơ thể) để tiêu hủy fibrin. 

Đặc biệt, nattokinase còn có tác dụng làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, góp phần hạ huyết áp. Nhờ đó, sản phẩm Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não rất hiệu quả. Bạn có thể sử dụng Nattospes mỗi ngày để xua tan nỗi lo đột quỵ.

Đối với những trường hợp đã xảy ra đột quỵ xuất huyết não, nguyên tắc điều trị là phải làm cho máu ngưng chảy nên những đối tượng này có thể không cần dùng Nattospes ngay trong giai đoạn cấp. Bạn nên sử dụng sản phẩm trong quá trình phục hồi chức năng sau đó để hỗ trợ cải thiện di chứng, duy trì huyết áp ổn định và phòng ngừa đột quỵ tái phát.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Nattospes 

Rất nhiều người bị đột quỵ với những di chứng nặng nề đã cải thiện sức khỏe nhờ dùng sản phẩm Nattospes. Điển hình là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP.HCM (SĐT anh Thảo – con rể ông Tám: 0919272701). Mời bạn cùng lắng nghe câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Xem thêm chia sẻ của người dùng Nattospes TẠI ĐÂY

Đánh giá của chuyên gia

Không chỉ chiếm được lòng tin của người dùng, giới chuyên gia cũng đánh giá rất cao những tác động tích cực của Nattospes đối với sức khỏe người bị đột quỵ. Mời bạn cùng theo dõi những phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ phục hồi di chứng đột quỵ của Nattospes trong video dưới đây:

Xem thêm đánh giá của giới chuyên gia về sản phẩm Nattospes TẠI ĐÂY.

Đột quỵ xuất huyết não là một mối đe dọa tiềm ẩn với sức khỏe con người. Hãy cẩn trọng khi nhận thấy những nguy cơ và đừng quên sử dụng Nattospes thường xuyên để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh xa đột quỵ, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về đột quỵ xuất huyết não và tư vấn về sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số: 0917185170

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!