Tập luyện và điều trị vật lí trị liệu là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não. Biện pháp này giúp những bệnh nhân bị liệt, cứng cơ có thể khắc phục được tình trạng của mình để sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Vật lí trị liệu phục hồi hiệu quả di chứng sau tai biến

Theo thống kê hiện nay, có khoảng 20% bệnh nhân tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% trong vòng 1 năm, 20-30% có thể tự đi lại; 20-25% cần sự hỗ trợ của người khác, 15-25% bị liệt và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Sau khi bị tai biến việc điều trị kết hợp nội khoa, chế dộ dinh dưỡng và vật lí trị liệu giúp phục hồi tai biến cũng như phòng bệnh tái phát hiệu quả.

Các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ khuyến cáo bệnh nhân: Ngay sau khi cấp cứu thoát khỏi nguy hiểm, nếu có di chứng người bệnh nên tập luyện phục hồi ngay. Kể cả lúc còn nằm trên giường bệnh. Thời gian điều trị phục hồi nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe bệnh nhân, việc điều trị thuốc, độ tuổi, mức độ bệnh…

Tập vật lí trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, duy trì sức của các cơ, giúp lưu thông máu huyết. Bệnh nhân bị liệt việc tập luyện và chăm sóc đúng cách sẽ giúp người bệnh sớm hòa nhập với xã hội. Việc luyện tập nên thực hành từ đơn giản đến phức tạp.

Qúa trình tập luyện

1.Giai đoạn đầu:

 Lúc này bệnh nhân còn yếu nên hướng dẫn người bệnh tập các động tác nhẹ, đều đặn, vận động tốt chân tay hoặc phần thân bị liệt.

- Tập lăn sang 2 bên: Để bệnh nhân nằm ngửa, hộ lí hoặc người nhà giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt, sau khi nâng được chân lên thì tiếp tục làm động tác đưa ra phía trước, sau đó lăn người bệnh sang bên lành. Việc tập luyện động tác này lặp đi lặp lại hàng ngày.

- Tập vận động vai, tay: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, 2 tay chạm nhau, giữ cánh tay thẳng, đưa 2 tay ra phía trước, sau đó tiếp tục đưa cao lên đầu, rồi đưa xuống phía chân, cố gắng đưa càng xa càng tốt.

- Tập bên liệt: Dồn trọng lượng cơ thể bên liệt, để bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập lại, 1 người giữ chân liệt cho bệnh nhân, tránh để bệnh nhân đổ. Bệnh nhân từ từ nâng chân bên liệt, qua khỏi mặt giường, lặp đi lặp lại động tác này để trọng lượng dồn sang bên liệt giúp mềm cơ và tăng cường tuần hoàn phần thân liệt.

2. Giai đoạn sau:

Khi giai đoạn đầu người bệnh nên tiếp tục tập luyện ở nhiều tư thế như: ngồi, nằm, đứng, đi… Có thể tập luyện kết hợp tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên. Chú ý thở sâu trong lúc tập. Các bài tập cần chú ý tránh tình trạng co cứng cơ cho bệnh nhân.

Các bài tập giúp phòng ngừa co rút khớp vai, khuỷu tay, cổ tay ngón tay bị co rút

Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.

Các bài tập phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút

Bài tập 1: Giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa.

Bài tập 2: bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.

Bài tập 3: Cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.

Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối. Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên. Sau đó, trở về vị trí ban đầu.

Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng thun đặt dưới ngón chân bên liệt. Đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau. Bệnh nhân có thể vịn vào một chỗ nếu đứng chưa vững.

Sản phẩm giúp hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến và phòng bệnh tái phát 

Ngoài các bài tập trên, người bệnh nên giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, người nhà không gây áp lực cho người bệnh. Người nhà luôn tạo không khí thoải mái, giúp bệnh nhân tự tin, chăm chỉ luyện tập, tinh thần cầu tiến để kiên trì với các bài tập hàng ngày. Chế độ ăn và sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng rất quan trọng.

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ tái phát tai biến mạch máu não, nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ đã được khẳng định qua những nghiên cứu khoa học mà đi đầu là thực phẩm chức năng Nattospes. Với thành phần chính là enzym nattokinase được chiết xuất từ đậu tương lên men giúp làm giảm độ nhớt, độ dính của máu, ổn định huyết áp, Nattospes có tác dụng phòng ngừa tai biến mạch máu não ở bệnh nhân tăng huyết áp, hỗ trợ điều trị, cải thiện di chứng của bệnh và ngăn chặn tái phát.

GS Nguyễn Văn Thông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về enzyme Nattokinase có trong Nattospes:

Minh Hòa