Dù chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng trên thực tế, có rất nhiều trường hợp đột quỵ khi ngủ đã được ghi nhận. Vậy tại sao đột quỵ lại có thể xảy ra khi đầu óc và cơ thể của chúng ta đang được thư giãn như vậy? Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng, có một số thói quen khiến nguy cơ đột quỵ khi ngủ tăng cao ở nhiều người. Cụ thể là gì, bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời!

Đột quỵ khi ngủ nguy hiểm như thế nào?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bị tổn thương do không được cung cấp máu kịp thời. Tình trạng này xảy ra do mạch máu não đột ngột bị tắc hoặc vỡ, khiến các tế bào não dần hoại tử, mất khả năng kiểm soát các chức năng cơ thể. 

Hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng, đột quỵ vô cùng nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề. Trong trường hợp những người bị đột quỵ khi ngủ, khả năng được phát hiện để cấp cứu sẽ thấp hơn so với ban ngày. Nhiều người bị đột quỵ giữa đêm nhưng người bên cạnh không hay biết, từ đó nguy cơ tử vong và hậu quả của đột quỵ sẽ nặng nề hơn ở những đối tượng này.

 dot-quy-khi-ngu-nguy-hiem-vi-kho-phat-hien-kip-thoi.jpg

Đột quỵ khi ngủ nguy hiểm vì khó phát hiện kịp thời

Theo thống kê, trung bình cứ 3 phút trên thế giới lại có 1 người tử vong vì đột quỵ. Trong số những người sống sót, có tới 30% bệnh nhân phải gánh chịu các di chứng nghiêm trọng như: Liệt nửa người, méo miệng, mất trí nhớ,... Những di chứng này khiến bệnh nhân phải trông chờ vào sự giúp đỡ của những người xung quanh, từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống của cả gia đình.

Xem thêm: 5 điều cần biết về BỆNH ĐỘT QUỴ - Đừng bỏ qua kẻo sau này “hối không kịp”

4 thói quen khiến bạn dễ bị đột quỵ khi ngủ

Trên thế giới và Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều trường hợp đột quỵ khi ngủ. Như trường hợp của anh Đỗ Văn Trụ ở đường Láng, Đống Đa, Hà Nội là một ví dụ điển hình. Năm 2013, sau một bữa nhậu say với bạn bè, anh Trụ trở về nhà, vào phòng bật điều hòa ngủ. Một lát sau, chị Nguyễn Thị Lý – vợ anh Trụ vào thì hoảng hốt khi thấy người chồng mình đã cứng đơ, không cử động, không nói chuyện được. Bạn có thể lắng nghe chị Lý chia sẻ câu chuyện trong video sau:

Câu chuyện của anh Trụ chỉ là một trong rất nhiều trường hợp đột quỵ khi ngủ. Qua tổng hợp và phân tích những trường hợp này, các nhà khoa học cho rằng, có 4 thói quen trước khi ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ mà mọi người cần đặc biệt lưu ý, đó là:

Thường xuyên uống rượu trước khi đi ngủ

Chúng ta đều biết rằng, việc uống rượu có thể làm tổn thương gan, nhưng thực tế tác hại của rượu còn nhiều hơn thế nữa. Nếu uống rượu thường xuyên và kéo dài, nó có thể gây ra tổn thương mạch máu, đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch và tạo ra các cục máu đông. Nếu uống rượu trước khi đi ngủ, rượu sẽ khiến huyết áp tăng nhanh trong thời gian ngắn, máu truyền tới não nhiều dễ gây đột quỵ nhồi máu não.

Ăn khuya

Vì nhiều lý do mà nhiều người có thói quen ăn khuya. Khi đói, họ không kiểm soát được bản thân mà ăn bất kỳ thứ gì họ thèm, điển hình là mì gói, nước uống có ga đồ ăn nhanh,… Những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng tới huyết áp mà còn có thể khiến nồng độ lipid máu vượt quá tiêu chuẩn, dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch, dễ hình thành cục máu đông – tác nhân chủ yếu gây đột quỵ.

 an-khuya-cung-la-yeu-to-lam-tang-nguy-co-dot-quy-khi-ngu.jpg

Ăn khuya cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ

Sử dụng thiết bị điện tử quá mức

Các thiết bị điện tử tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu não, nhưng lại ảnh hưởng gián tiếp bằng cách gây khó ngủ, thiếu ngủ. Kéo theo đó là khả năng làm việc ngày hôm sau suy giảm. Không những thế, việc thức khuya, mất ngủ còn kích thích hormone tuyến thượng thận, ảnh hưởng tới các mạch máu, gây tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân gây đột quỵ điển hình.

Tâm trạng quá phấn khích

Nếu tâm trạng phấn khích hoặc thay đổi quá nhiều trước khi ngủ, trung tâm thần kinh cũng có thể bị kích thích, dẫn đến mất ngủ. Không những thế, cảm xúc hưng phấn cũng khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone adrenaline hơn, dẫn tới tăng huyết áp, co thắt mạch máu trong thời gian ngắn. Từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ.

Xem thêm: 5 dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ mà bạn không thể bỏ qua

Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ khi ngủ?

Đột quỵ khi ngủ là một tình huống cấp bách, nguy hiểm. Nếu phát hiện bản thân hoặc người bên cạnh có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy ngay lập tức tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.  Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ứng phó khi bệnh đã xảy ra. Còn về cơ bản, điều quan trọng nhất trong “chiến lược” điều trị đột quỵ là yếu tố phòng ngừa. Tất cả chúng ta đều nên phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ từ sớm thì sẽ hạn chế được những hậu quả đáng tiếc. Và để thực hiện được mục tiêu này, các chuyên gia khuyên mọi người nên loại bỏ những thói quen xấu như đã phân tích ở trên (nếu có), đồng thời thiết lập chế độ sống lành mạnh, cụ thể:

- Hạn chế uống rượu buổi tối, không ăn khuya, nhất là đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. 

- Tắt điện thoại, máy tính, thay bằng đọc báo, đọc sách trước khi ngủ.

 thay-vi-nghich-dien-thoai-hoac-xem-ti-vi-ban-nen-doc-sach-bao-truoc-khi-di-ngu.jpg

Thay vì nghịch điện thoại hoặc xem ti vi, bạn nên đọc sách, báo trước khi đi ngủ

- Giữ cho tinh thần ổn định, có thể ngồi thiền trước khi ngủ để giúp tâm trạng thư thái, ngủ ngon hơn.

- Vào ban ngày, bạn cũng nên nhớ thường xuyên luyện tập, vận động để nâng cao sức khỏe toàn trạng. 

- Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn hãy chú ý ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ chất để không bị đói vào ban đêm. Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây, hạn chế các món chiên rán, đồ ăn mặn.

- Nếu là người mắc các bệnh nền về tim và mạch máu như: Rối loạn đông máu, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rung nhĩ,... thì cần thường xuyên kiểm tra, nắm bắt các chỉ số sinh lý.

Xem thêm: Tìm hiểu 3 bước SƠ CỨU ĐỘT QUỴ đúng cách

Dùng sản phẩm thảo dược, hạn chế nguy cơ và hậu quả của đột quỵ hiệu quả

Như vậy, có thể thấy rằng, một số thói quen không lành mạnh vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ. Để ngăn chặn tình trạng này, ngoài việc thay đổi lối sống như đã hướng dẫn ở trên, các chuyên gia khuyên chúng ta nên bổ sung sản phẩm thảo dược để tăng cường tuần hoàn, cải thiện chức năng não từ bên trong, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản. Enzyme này có thể phòng ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân chủ yếu gây đột quỵ bằng 2 cách: Một là trực tiếp phá hủy sợi fibrin (sợi tơ huyết tạo nên cục máu đông) và hai là kích thích các yếu tố khác trong máu tăng cường sản sinh plasmin (enzyme nội sinh có khả năng phá hủy fibrin), từ đó làm tan cục máu đông, ngăn chặn nguy cơ đột quỵ.

Không những thế, cơ chế hoạt động của nattokinase còn giúp làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh cao huyết áp – đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ.

Hội tụ tất cả những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ; Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

nattospes-ho-tro-dieu-tri-va-phong-ngua-dot-quy-hieu-qua.webp

Nattospes giúp phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

dat_mua_ngay.png

Những nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Nattospes

Nattospes đã trải qua nhiều nghiên cứu lâm sàng, chứng minh hiệu quả tích cực. Cụ thể là:

1. Nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trên 73 người bị đột quỵ nhồi máu não trong giai đoạn cấp do chuyên gia Nguyễn Minh Hiện và cộng sự thực hiện, hoàn thành năm 2008 cho thấy: Sản phẩm có tác dụng giảm đông máu, cải thiện sức cơ và di chứng tốt.

2. Nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trên 64 người bị đột quỵ nhồi máu não do chuyên gia Nguyễn Văn Thông và cộng sự thực hiện, hoàn thành năm 2008 đã chỉ ra: Nattospes hỗ trợ cải thiện chức năng sau giai đoạn điều trị tại bệnh viện, hiệu quả tương đương với aspirin và chưa thấy tác dụng phụ không mong muốn.

3. Nghiên cứu về tác dụng của Nattospes trên 75 người bị đột quỵ nhồi máu não do chuyên gia Nguyễn Công Doanh cùng cộng sự thực hiện, hoàn thành năm 2009 khẳng định: Trên lâm sàng, Nattospes có tác dụng hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng vận động sau giai đoạn cấp, hiệu quả dự phòng tương đương aspirin và không gây tác dụng phụ.

4. Nghiên cứu đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của sản phẩm Nattospes trên 61 người bị đột quỵ nhồi máu não do chuyên gia Phạm Thủy Phương cùng cộng sự thực hiện, hoàn thành năm 2018 công bố: Nattospes có tác dụng hỗ trợ cải thiện di chứng liệt sau tai biến nhồi máu não, càng dùng lâu hiệu quả càng cao.

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Người dùng Nattospes chia sẻ kinh nghiệm

Ngoài anh Trụ, rất nhiều người bị đột quỵ đã cải thiện sức khỏe thành công sau quá trình sử dụng Nattospes. Trường hợp của ông Võ Văn Tám ở thành phố Hồ Chí Minh (liên hệ qua anh Thảo – con rể ông Tám theo số điện thoại: 0919272701) là một ví dụ điển hình. Hãy theo dõi kinh nghiệm của ông Tám trong video sau:

 

Xem thêm chia sẻ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Ý kiến của các chuyên gia về sản phẩm Nattospes

Nhiều chuyên gia cũng đã có những nhận xét rất tích cực về công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ của sản phẩm Nattospes. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này, mời bạn cùng nghe đánh giá của chuyên gia Nguyễn Minh Hiện trong video sau đây:

 

Xem thêm đánh giá của chuyên gia TẠI ĐÂY

Đột quỵ khi ngủ là vấn đề tất cả mọi người đều cần đề cao cảnh giác. Nếu có những thói quen xấu trước khi ngủ như trên, hãy sớm từ bỏ và đừng quên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes mỗi ngày để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, bạn nhé! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng đột quỵ khi ngủ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số0917185170.

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Lan Khuê