Co giật sau tai biến là một trong số những di chứng có thể xảy ra ở người bệnh tai biến mạch máu não. Tình trạng co giật xảy ra do não bộ bị tổn thương, hình thành các mô sẹo và ảnh hưởng đến hoạt động điện trong não. Mời bạn hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về di chứng co giật sau tai biến trong bài viết sau.

Người bệnh có dễ bị co giật sau tai biến không?

Tai biến mạch máu não được chia thành 2 thể: Chảy máu não và thiếu máu não cục bộ. Thể chảy máu não xảy ra do mạch máu bị vỡ, máu rò rỉ bên trong hoặc quanh não gây tổn thương não. Thể thiếu máu não cục bộ xảy ra do các cục máu đông chèn ép, khiến máu không thể lưu thông lên để “nuôi” não.

Co giật là một trong những di chứng có thể xảy ra sau tai biến mạch máu não. Thậm chí, có những người bị co giật mạn tính, thường xuyên tái phát. Những người này được chẩn đoán là mắc bệnh động kinh.

Co giật là một trong số những di chứng có thể xảy ra sau tai biến

Co giật là một trong số những di chứng có thể xảy ra sau tai biến

Mới đây, một nghiên cứu được tiến hành tại Mỹ đã cho thấy, 9,3% bệnh nhân tai biến mạch máu não gặp tình trạng co giật. Những người bị tai biến thể xuất huyết não có nhiều khả năng bị co giật hơn so với những người bị thiếu máu não cục bộ. Người bệnh có nguy cơ bị co giật cao nếu cơn tai biến mạch máu não xảy ra nghiêm trọng hoặc làm tổn thương vỏ não.  

Nguy cơ bị co giật sau tai biến cao nhất trong 30 ngày đầu sau khi cơn tai biến mạch máu não khởi phát. Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, có khoảng 5% số bệnh nhân bị co giật sau tai biến mạch máu não. Nếu xảy ra tai biến nghiêm trọng hoặc bị xuất huyết não, làm tổn thương vỏ não, bệnh nhân có nhiều khả năng bị co giật cấp tính trong vòng 24 giờ và tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới bệnh động kinh.

>>>Xem thêm: Chân tay run, người bủn rủn – Nghĩ ngay đến cơn tai biến mạch máu não

Xử trí co giật sau tai biến mạch máu não như thế nào?

Bạn có biết rằng, co giật cũng được chia ra thành hơn 40 loại? Các triệu chứng của từng loại khác nhau và loại phổ biến nhất là co giật toàn thể. Khi bị co giật toàn thể, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Cơ bắp co thắt, ngứa ran, run rẩy, mất ý thức, nhầm lẫn, kích động, thay đổi cảm nhận về âm thanh và mùi vị, tiểu tiện không tự chủ…

Cần đưa người bị co giật đi gặp bác sĩ sớm

Cần đưa người bị co giật đi gặp bác sĩ sớm

Khi gặp trường hợp này, bạn nên đưa người bệnh tới gặp bác sĩ và mô tả cho họ biết những gì mình vừa chứng kiến, chú ý xem cơn co giật kéo dài bao lâu, có đi kèm triệu chứng nào bất thường không. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nhưng trước hết, trong khi chờ các bác sĩ, hãy đặt người bệnh nằm xuống, giúp họ không bị nghẹt thở hoặc nôn mửa. Hãy kê cho người bệnh một chiếc gối mềm để tránh làm não bị tổn thương thêm. Đồng thời, nới lỏng quần áo nếu người bệnh đang mặc quá kín, đừng bỏ bất cứ thứ gì vào miệng. Bạn cũng cần lưu ý loại bỏ ngay những vật sắc nhọn mà người bệnh có thể với tới được, ngăn họ gây thương tích. Nếu người bệnh bị co giật kéo dài và không tỉnh lại thì cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức bởi đây là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.

Một người đã trải qua cơn co giật sau tai biến mạch máu não thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh động kinh. Nếu sau 30 ngày kể từ khi cơn tai biến mạch máu não khởi phát mà bệnh nhân không bị co giật, khả năng họ mắc di chứng này là rất thấp. Tuy nhiên, hơn 30 ngày sau khi tai biến mạch máu não, nếu người bệnh vẫn bị co giật, nguy cơ bị động kinh là rất cao và bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào.

>>>Xem thêm: Khi gặp người có dấu hiệu tai biến méo miệng phải làm gì?

Ngăn chặn co giật sau tai biến bằng cách nào?

Để ngăn ngừa tình trạng co giật sau tai biến mạch máu não, người bệnh cần kết hợp giữa việc thay đổi lối sống và áp dụng phương pháp điều trị chống co giật truyền thống.

Thay đổi lối sống

Dưới đây là một số việc người bị tai biến mạch máu não có thể làm để giảm nguy cơ co giật:

      Uống đủ nước.

      Tránh luyện tập quá sức.

      Duy trì cân nặng hợp lý.

      Bổ sung dinh dưỡng.

      Hạn chế uống rượu.

      Không hút thuốc lá.

Với thành viên trong gia đình của những người có nguy cơ bị co giật, bạn cần theo dõi người bệnh sát sao, nhất là lúc đi bơi hoặc khi nấu ăn. Không nên để họ tự lái xe, nếu có thể, hãy chở họ đi để đảm bảo an toàn.

Những người có nguy cơ co giật sau tai biến rất cần sự giúp đỡ của người thân

Những người có nguy cơ co giật sau tai biến rất cần sự giúp đỡ của người thân

Phương pháp điều trị truyền thống

Các bác sĩ có thể kê toa thuốc chống động kinh nếu người bệnh bị co giật sau tai biến mạch máu não. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và dùng tất cả các loại thuốc được chỉ định.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể sử dụng thiết bị kích thích dây thần kinh để kích thích hoạt động của não bộ. Thiết bị này sẽ được gắn vào dây thần kinh phế vị trên cổ người bệnh và vận hành bằng pin. Nó sẽ gửi các xung tín hiệu để kích thích dây thần kinh của người bệnh hoạt động, từ đó làm giảm nguy cơ bị co giật.

>>>Xem thêm: 5 điều ghi nhớ để phục hồi chức năng sau tai biến

Cải thiện di chứng tai biến mạch máu não nhờ sản phẩm thảo dược

Co giật hay bất cứ di chứng nào của tai biến mạch máu não cũng có thể điều trị để cải thiện dần. Ngoài việc thực hiện phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định, đồng thời tự rèn luyện, nâng cao sức khỏe, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, giúp cơ thể nhanh phục hồi. Tại Việt Nam, sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhiều hơn cả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Nattospes có thành phần chính là enzyme nattokinase - một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.

Sản phẩm Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

Nattospes hỗ trợ cải thiện di chứng tai biến mạch máu não hiệu quả

Nattospes hỗ trợ cải thiện di chứng tai biến mạch máu não hiệu quả

Qua bài viết, chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin về di chứng co giật sau tai biến mạch máu não. Đừng quên kết hợp sử dụng Nattospes mỗi ngày để sớm đẩy lùi các di chứng và cải thiện sức khỏe, bạn nhé!

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Nhiều người đã cải thiện được sức khỏe sau tai biến

Hãy cùng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm cải thiện di chứng tai biến mạch máu não của ông Võ Văn Tám ở quận Thủ Đức, TP. HCM trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám qua số điện thoại: 0919272701

>>>>Xem thêm: Chia sẻ của những người dùng Nattospes cải thiện tình trạng  tai biến mạch máu và phục hồi chức năng hiệu quả TẠI ĐÂY

Giới chuyên gia đánh giá thế nào?

Co giật chỉ là một trong rất nhiều di chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau tai biến mạch máu não. Vậy những di chứng khác là di chứng nào, mời bạn cùng nghe GS.TS. Nguyễn Văn Chương giải đáp trong video sau:

>>>> Xem thêm ý kiến chuyên gia về phương pháp hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng co giật sau tai biến và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305; hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.