Tai biến nhẹ ít khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không ngăn chặn và điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến người mắc. Vậy triệu chứng, cách điều trị như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tai biến nhẹ là gì?

Tai biến nhẹ là tình trạng quá trình cung cấp máu lên não bị gián đoạn. Điều này khiến não bộ bị thiếu oxy với những dấu hiệu tương tự như một cơn tai biến thực sự. Hiện tượng này còn được biết đến với tên gọi khác: Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua - TIA. 

Cục máu đông được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn tai biến nhẹ. Bên cạnh đó, các yếu tố như: Xơ vữa động mạch, cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, béo phì, mỡ máu, lười vận động... cũng góp phần thúc đẩy tai biến nhẹ xuất hiện.

Triệu chứng tai biến nhẹ bạn cần biết

Một số các dấu hiệu tai biến nhẹ bạn cần biết đó là:

  • Cánh tay tê yếu, có thể bị tê liệt ở một bên cơ thể.
  • Chóng mặt, ù tai, choáng váng đột ngột.
  • Đột nhiên khó nói, không nói được một câu hoàn chỉnh, khó hiểu người khác nói gì.
  • Mất định hướng về thời gian, không gian.
  • Cơ thể mất thăng bằng, bước đi lảo đảo.
  • Thị lực giảm, nhìn mờ, khó nhìn.

Chóng mặt, đau đầu là dấu hiệu của tai biến nhẹ

Chóng mặt, đau đầu là dấu hiệu của tai biến nhẹ

AE-0111-02.jpg

Bị tai biến nhẹ có nguy hiểm không?

Tai biến nhẹ thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ và biến mất trong một ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng hiện tượng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu coi thường và không có biện pháp xử lý, cơn tai biến thực sự có thể xuất hiện trong 48 giờ sau đó và gây ra nhiều biến chứng, di chứng nguy hiểm.

Thống kê cho thấy, khoảng 33% người bệnh bị tai biến nhẹ nếu không được điều trị sẽ gặp phải cơn tai biến trong 1 năm tiếp theo. Trong đó, 10-15% trường hợp bị tai biến chỉ sau 3 tháng sau đó. 

>>>Xem thêm: 5 cách phòng ngừa đột quỵ tại nhà ai cũng phải biết để tránh nguy hiểm TẠI ĐÂY

Cách điều trị tai biến nhẹ hiệu quả

Để ngăn chặn cơn tai biến thực sự xảy ra, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng đặc trưng, bạn cần điều trị tai biến nhẹ bằng các phương pháp như thuốc hay phẫu thuật.

Các loại thuốc thường được sử dụng khi điều trị tai biến nhẹ đó là: Thuốc chống đông máu (dabigatran, rivaroxaban, apixaban…); thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel...). Bên cạnh đó, các loại thuốc kiểm soát huyết áp, đường huyết, mỡ máu... cũng được sử dụng nhằm kiểm soát những yếu tố nguy cơ.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật giúp loại bỏ cục máu đông hoặc các mảng bám trong động mạch.

Sử dụng thuốc chống đông máu điều trị tai biến nhẹ

Sử dụng thuốc chống đông máu điều trị tai biến nhẹ

AE-0111-02.jpg

>>>XEM THÊM: Tổng hợp các loại thuốc chống đột quỵ ngừa tai biến TẠI ĐÂY

Cách phòng ngừa tai biến mạch máu não nhẹ 

Tai biến nhẹ hoàn toàn có thể được phòng bằng một số biện pháp sau đây:

  • Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe: Bạn nên tạo thói quen vận động nhẹ nhàng ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/ tuần. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn kiểm soát cân nặng hợp lý, từ đó giảm nguy cơ tiểu đường, tăng cholesterol trong cơ thể, hạn chế được cơn tai biến nhẹ xảy ra.
  • Kiểm soát huyết áp: Những người có tiền sử huyết áp cao cần thường xuyên theo dõi huyết áp. Huyết áp được điều chỉnh dưới 120/80 mm Hg sẽ giúp giảm nguy cơ bị tai biến nặng hoặc những cơn TIA xảy ra tiếp.
  • Giảm cholesterol: Cần theo dõi chỉ số cholesterol theo định kỳ. Mức Lipoprotein mục tiêu cần duy trì để giảm nguy cơ là 70 mg/dl ở người bị tiểu đường, 100 mg/dl ở người xơ vữa động mạch. Sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn khoa học hợp lý sẽ là biện pháp giúp mức cholesterol luôn ở trong mức ổn định.
  • Thực hiện chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải (DASH): Đây là một chế độ ưu tiên nhiều trái cây, rau, cá, gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, dầu oliu, các loại hạt, sữa ít béo hoặc sản phẩm từ loại sữa này. Người bệnh cần hạn chế thịt đỏ, đồ ngọt và muối ăn.

Bên cạnh các phương pháp kể trên thì sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase cũng là giải pháp để ngăn ngừa tai biến nhẹ xảy ra.Từ lâu, nattokinase đã được biết đến là một enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men mang đến nhiều tác dụng:

  • Giúp ngăn chặn sự hình thành cục máu đông bằng cách trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin, ngăn cản tiểu cầu kết dính, giảm độ nhớt máu, kích thích cơ thể sản sinh các yếu tố chống đông máu.
  • Giúp hạ huyết áp ở người cao huyết áp, đồng thời điều hòa đường huyết ở người tiểu đường, từ đó ngăn cản sự hình thành các mảng bám.
  • Giúp hạ mỡ máu, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ.

Nattokinase giúp làm tan cục máu đông, phòng ngừa tai biến nhẹ 

Nattokinase giúp làm tan cục máu đông, phòng ngừa tai biến nhẹ 

Nattospes giúp hỗ trợ phòng ngừa và làm tan cục máu đông; Hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não, nhồi máu não, đau thắt ngực do tắc mạch; Hỗ trợ phục hồi sau tai biến. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Bệnh viện Bạch Mai. Các kết quả đều cho thấy tính hiệu quả và an toàn của sản phẩm khi sử dụng lâu dài. Nghiên cứu tại bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2018 còn được trang thông tin y khoa nổi tiếng toàn cầu - PubMed đăng tải về tác dụng phá tan cục máu đông, hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến.

Nattospes giúp cải thiện tai biến nhẹ

Nattospes giúp cải thiện tai biến nhẹ

Dathang-.gif

Tai biến nhẹ tuy không nguy hiểm nhưng lại là một dấu hiệu rất quan trọng cảnh báo nguy cơ bị tai biến trong tương lai gần. Do đó, ngay khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng nào của tai biến nhẹ, bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt, đồng thời đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày.

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tai biến ở người trẻ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số 0917185170.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nguồn tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14173-transient-ischemic-attack-tia-or-mini-stroke

https://www.stroke.org.uk/what-is-stroke/types-of-stroke/transient-ischaemic-attack

https://www.webmd.com/stroke/tia-treatment-prevention

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/t/transient-ischemic-attack-tia.html