Đột quỵ xảy ra đột ngột và khó nhận biết. Các biểu hiện trước thời điểm đột quỵ như méo miệng, đau đầu dữ dội, mờ mắt, tê liệt... xảy ra khá nhanh, đòi hỏi người có kinh nghiệm mới phát hiện sớm các dấu hiệu này để đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời. Rất nhiều trường hợp do không có kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này mà lầm tưởng người thân bị trúng gió, mệt mỏi từ đó sơ cứu sai cách, kéo dài thời gian cấp cứu của bệnh nhân, hậu quả là bệnh nặng hơn.

Sơ cứu đột quỵ sai cách dễ tăng nguy hiểm cho bệnh nhân

Theo số liệu của Tổ chức Đột quỵ thế giới, mỗi năm thế giới có 16 triệu người đột quỵ và khoảng 6 triệu người tử vong. Tỉ lệ đột quỵ xảy ra ở các nước có mức sống kém và thu nhập thấp cao, chiếm trên 80%. Tại Việt Nam, do thiếu thốn về cơ sở vật chất trong ngành y tế nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân đột quỵ gặp nhiều khó khăn. Kiến thức của người dân về bệnh đột quỵ còn hạn chế, do vậy 90% tỉ lệ bệnh nhân bị các di chứng khi đột quỵ xảy ra.

Một nghiên cứu do PGS TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP HCM và đồng nghiệp tiến hành có tới 40% thân nhân bệnh nhân khi được hỏi không hiểu biết về đột quỵ và các dấu hiệu nhận biết. Thậm chí, họ còn nhầm lẫn đột quỵ với các bệnh khác như: chóng mặt, đau nửa đầu, trúng gió hoặc đau tim… Chính vì thế, nhiều trường hợp sơ cứu sai dẫn đến người bệnh gặp nguy hiểm hơn khi được đưa tới viện.

Đột quỵ có hai dạng là xuất huyết não và nhồi máu não, trong đó nhồi máu não chiếm gần 90%. Đột quỵ xảy ra đột ngột, không báo trước như đang sinh hoạt, làm việc bình thường bỗng nhiên khó nói, cấm khẩu, ngã quỵ, liệt nửa người… Nhiều người lầm tưởng bị trúng gió nên xoa dầu, cạo gió cho người bệnh mà không đưa đến bệnh viện cấp cứu sớm. Nhiều trường hợp nghĩ người nhà mình mệt quá hay huyết áp thấp nên nghĩ chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống tốt sẽ bình phục trở lại. Chính suy nghĩ này khiến bệnh nặng hơn và bỏ qua thời gian quý báu trong xử lí đột quỵ trong 3 giờ vàng.

Sơ cứu sai cách có thể nguy hiểm cho người bị đột quỵ Sơ cứu sai cách gây nguy hiểm cho người bệnh bị đột quỵ

Các dấu hiệu nhận biết để sớm đưa bệnh nhân đột quỵ cấp cứu kịp thời

Trong điều trị đột quỵ điều quan trọng nhất là phát hiện sớm và xử lí kịp thời. Do đó yếu tố nhanh rất quan trọng để giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy hiểm. Các dấu hiệu về khuôn mặt, tay, lời nói, thời gian cần được chú ý:

Khuôn mặt: Dấu hiệu dễ nhận biết là bệnh nhân bị méo mặt nhưng một số trường hợp bệnh nhân chỉ có cảm giác tê cứng nửa mặt hoặc nửa mặt dưới của một bên. Cảm giác mặt mất cân xứng, nhân trung lệch, má và mũi rũ xuống. Khi có nghi ngờ nên yêu cầu bệnh nhân cười, nếu cười méo sẽ nhận biết rõ hơn triệu chứng của đột quỵ.

- Tay và chânDấu hiệu đột quỵ thể hiện rõ nhất là tay bị liệt. Trước khi bị liệt có thể tình trạng tay đã bị tê mỏi, các động tác thực hiện không còn nhanh nhẹn như cầm nắm không chắc. Chân đi không vững, dễ vấp ngã, chân bước nặng...

Lời nói: Rõ nhất là một số người đột quỵ cảm thấy khó khăn khi nói, lưỡi bị cứng, tê. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người nghe có thể chưa nhận thấy bất thường vì thế hãy yêu cầu bệnh nhân nói chuyện với một vài câu đơn giản. Từ đó, có thể nhận ra việc bệnh nhân nói không rõ, nói chậm hơn bình thường hoặc phải gắng sức khi nói.

Thời gian: Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt “thời gian vàng” cấp cứu. Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị đột quỵ cần phải chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt, chỉ trong 3 tiếng đầu xảy ra cơn đột quỵ mới có thể đảm bảo cho bệnh nhân tránh nguy cơ tử vong và những di chứng khác.

Việc nắm rõ tất cả dấu hiệu kể trên là rất cần thiết, đặc biệt nếu trong gia đình có người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường... Khi xảy ra cơn tai biến, người nhà phản ứng càng nhanh sẽ giúp bệnh nhân được điều trị càng sớm. Nhờ đó, giúp giảm nguy cơ tử vong và những di chứng nặng nề kéo theo của bệnh đột quỵ não.

Phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ an toàn

Hầu hết các trường hợp đột quỵ đều để lại các di chứng đòi hỏi thời gian điều trị kéo dài, tốn kém mà chưa chắc đã bình phục hoàn toàn.

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh do đó cần kiểm soát các yếu tố nguyên nhân dễ gây tai biến như: cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... Thăm khám bệnh định kỳ để phát hiện những bất thường về sức khỏe từ đó điều trị tốt. Trong ăn uống và sinh hoạt cũng cần chú ý để đảm bảo sức khỏe như: ăn nhiều rau xanh, đủ protid, ăn các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, ăn giảm đường, tinh bột, dầu mỡ... Tham gia thể dục hàng ngày và có thói quen sử dụng Nattospes. Vì sao nên sử dụng Nattospes: Nattospes chứa enzym Nattokinase có tác dụng làm tan cục máu đông, tăng cường lưu thông máu não, cải thiện và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu, ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe mà không có bất cứ tác dụng phụ nào. Có mặt trên thị trường Việt Nam 10 năm qua, Nattospes đã hỗ trợ cho nhiều người phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả, được các chuyên gia đánh giá cao. Liên tiếp các năm gần đây Nattospes được người tiêu dùng bình chọn “sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”. Theo dõi video sau để hiểu rõ hơn về tác dụng của Nattospes:

Liên hệ tư vấn: 0917185170

Đỗ Hà