Dòng máu chảy trong hệ mạch của cơ thể phải luôn luôn thông thoáng để đảm bảo cung cấp oxy và mọi chất cần thiết cho tế bào, cơ quan. Để đảm bảo cho sự "thông thoáng" đó, lòng mạch phải thật nhẵn và máu không quá nhớt, không được có cục máu đông.
Cho tới nay, người ta đã biết trong máu có tới khoảng 20 yếu tố thúc đẩy quá trình đông máu và chỉ duy nhất có 1 yếu tố làm tan cục máu đông. Tất cả các yếu tố ấy đều tồn tại và tuần hoàn trong máu dưới dạng tiền chất, không có hoạt tính. Khi các yếu tố này được hoạt hoá dưới ảnh hưởng của một tác nhân nào đó sẽ làm cho máu không đông đựơc, gây chảy máu khó cầm, hoặc ngược lại, làm máu dễ đông, gây tắc mạch, trước tiên là các mao mạch, thường hay gặp là não, tim, võng mạc, thận. Các tai biến viêm tắc mạch, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim đều liên quan đến rối loạn đông máu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng tuổi càng cao, độ nhớt máu càng tăng do fibrinogen tăng theo tuổi, mà fibrinogen là tiền chất của fibrin, yếu tố trực tiếp gây kết dính tiểu cầu, tạo cục máu đông. Thêm nữa, tuổi càng cao, cơ thể càng kém sản xuất plasminogen, yếu tố duy nhất làm tan cục máu đông. Như vậy, tuổi cao, mạch máu không còn mềm mại, lòng mạch không còn trơn nhẵn nữa, máu lại dễ đông, đều làm tăng nguy cơ gây viêm tắc mạch và nhồi máu như đã nói trên.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, GS. Hiroyuki Sumi (người Nhật), viện trưởng Viện Sinh hoá-Huyết học Chicago (Mỹ) đã nghiên cứu trên 200 loại thực phẩm ở các nước khác nhau có tác dụng ngăn cản và làm tan cục máu đông. Cuối cùng ông đã tìm thấy trong natto, một thức ăn truyền thống của người Nhật được sản xuất từ hạt đậu tương một hoạt chất có tác dụng mạnh nhất, và đặt tên là nattokinase. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên bệnh nhân đã cho thấy nattokinase có tác dụng ngăn ngừa tạo thành cục máu đông, thậm chí làm tan được cục máu đông đã được hình thành. Nattokinase làm giảm độ nhớt, độ bết dính của máu nên còn có ảnh hưởng tốt chống xơ vữa mạch, chống tăng huyết áp. Tóm lại, nattokinase làm “thông thoáng” lòng mạch, ngăn cản được tắc mạch.
Những thuốc chống cục máu đông hiện có đều phải tiêm tĩnh mạch và chỉ có tác dụng trong vòng 12 giờ sau tai biến. Nattokinase dùng được bằng đường uống, vừa có tác dụng dự phòng, vừa có tác dụng làm tan cục máu đông.
Trên 20 năm nghiên cứu, theo dõi sử dụng nattokinase trên người, chưa tác giả nào thấy có tác dụng không mong muốn của nattokinase, kể cả phản ứng dị ứng.
Ngoài tác dụng chống đông máu, nhiều tác giả còn thấy nattokinase có tác dụng làm tăng mật độ xương, giảm đau xương khớp, đau cơ và đặc biệt là cải thiện được huyết áp ở người tăng huyết áp.
Nattokiase đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam Nattokinase lần đầu tiên được công ty TNHH Dược phẩm Á Âu đưa vào thị trường với tên Nattospes, sản phẩm đã được giới thiệu tại nhiều bệnh viện lớn như: Viện Quân Y 103, Bệnh Viện quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bênh viện Chợ Rẫy qua đó thu hút được nhiều sự quan tâm của các bác sỹ. Đồng thời Nattospes cũng được đưa vào sử dụng và nghiên cứu tác dụng tại một số đơn vị điều trị như: khoa đột quỵ bệnh viện 103, Trung tâm đột quỵ bệnh viện Trung ương quân đội 108... Kết quả nghiên cưú ban đầu thì Nattospes đã khẳng định được vai trò trong dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến huyết khối. Đây được coi là giải pháp mới để phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) cũng như hỗ trợ điều trị, phục hồi các di chứng: liệt, nói ngọng, méo miệng, liệt nửa người... và dự phòng cơn tái phát cho bệnh nhân.
Liên hệ ĐT tư vấn: 0917185170
Sau đây là clip chia sẻ kết quả nghiên cứu Nattospes tại bệnh viện 103 do PGS.TS Nguyễn Minh Hiện làm chủ đề tài:
Thu Hương
Để tư vấn thêm bác có thể liên hệ hotline 18006305.Chúc bác và gia đình sức khỏe. Thân ái