Người đã bị đột quỵ sẽ có tỉ lệ tái phát rất cao. Do đó phòng tái phát bệnh đang được coi trọng để không gặp lại tình trạng nguy kịch cho người bệnh. Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM lưu ý cho bệnh nhân sau đột quỵ như sau.

Đột quỵ thường để lại hậu quả nguy hiểm

Tỉ lệ tử vong do đột quỵ gây ra là rất cao, khoảng 15-20%. Hậu quả nặng nề  cho người bệnh. Mức độ tàn phế nặng hay nhẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ đột quỵ, tuổi tác, các bệnh lý mắc kèm…

Theo các thống kê, khoảng 30-40% bệnh nhân hồi phục tốt sau đột quỵ, 10% trong số đó phục hồi hoàn toàn không để lại di chứng, số còn lại có khiếm khuyết nhẹ nhưng có thể đi lại, sinh hoạt và thực hiện công việc bình thường. 30% bệnh nhân bị tàn phế ở mức trung bình, có thể tự làm các công việc sinh hoạt cá nhân nhưng không thể quay lại công việc ban đầu, người bệnh đi lại được khi có sự trợ giúp của người thân hoặc của gậy. 20% bệnh nhân bị tàn phế nặng do đột quỵ, không thể tự chăm sóc mà mọi sinh hoạt cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. 

Nguy cơ đột quỵ tái phát cao

Nguy cơ tái phát đột quỵ cao

Những trường hợp bị tàn phế nặng có thể bị tử vong trong thời gian nằm viện hoặc sau xuất viện do gặp các biến chứng liên quan đến phổi, nhiễm khuẩn, loét da, dinh dưỡng kém hoặc do đột quỵ tái phát sớm.

Hồi phục các chức năng tốt nhất sau đột quỵ

3 giờ đầu tiên sau đột quỵ được xem là thời điểm vàng, khả năng hồi phục rất cao nếu được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối hoặc phẫu thuật lấy máu đông ra kịp thời. Do vậy khi xuất hiện các triệu chứng đột quỵ cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Không nên áp dụng các phương pháp truyền miệng, dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc không rõ tác dụng, những việc này sẽ làm chậm trễ thời gian vàng trong điều trị bệnh.

Trong thời gian điều trị nên khuyến khích cho bệnh nhân đột quỵ tập vận động sớm. Hiện nay, các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho các bệnh nhân tập luyện sớm, có thể bắt đầu sau 24 hoặc 48 giờ, khi đã qua giai đoạn nguy hiểm. Vận động sớm có thể làm giảm các biến chứng khác như: viêm phổi, loét do tì đè lâu ngày...

Với những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, tinh thần hoảng loạn sau đột quỵ cần thiết có thể kê thuốc chống trầm cảm, điều này giúp ích cho bệnh nhân sớm cân bằng được trạng thái và có tinh thần tích cực trong điều trị vận động sớm.

Hồi phục sau đột quỵ là một quá trình tự nhiên. Quá trình phục hồi đòi hỏi thời gian - phần lớn trong 3-6 tháng đầu, nhưng có thể tiếp tục tiến triển cho đến 2 năm hoặc lâu hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị tàn phế nặng.

Dinh dưỡng tốt giúp tăng cường sức khỏe cho người đột quỵ

Người bị đột quỵ thường khó ăn, khó nuốt nên ưu tiên những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu như sữa, cháo lỏng, nước ép trái cây, rau củ, có thể cho người bệnh ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chú ý giảm muối, giảm mỡ trong dinh dưỡng cho người bệnh. Kiêng hoàn toàn các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…

món ăn giàu dinh dưỡng tốt cho người đột quỵ

Món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu tốt cho người đột quỵ

Nguy cơ tái phát sau đột quỵ

Tỉ lệ tái phát sau đột quỵ khá cao, khoảng 25% trong 5 năm đầu sau khi bị bệnh. Nguyên nhân gây đột quỵ càng nguy hiểm thì tỉ lệ tái phát bệnh càng cao. Những bệnh nhân có tiền sử huyết áp quá cao, xơ vữa động mạch não nặng cần hết sức chú ý vì nguy cơ tái phát trong năm đầu là có thể xảy ra.

Phòng ngừa tái phát đột quỵ

Để phòng đột quỵ tái phát biện pháp tốt nhất là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Việc làm này giúp giảm rõ rệt tỉ lệ tái phát đột quỵ.

Sau điều trị tại viện người bệnh cần tuân thủ việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Các thuốc giảm tình trạng xơ vữa mạch máu, thuốc chống kết hợp tiểu cầu, kháng đông và các thuốc kiểm soát các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường... cần sử dụng đúng liều lượng và thời gian chỉ dẫn. Ngoài ra, còn có những thuốc khác để hỗ trợ, giúp bệnh nhân cải thiện về mặt tinh thần và cảm xúc, thể trạng sau đột quỵ. Cần duy trì các thuốc phòng ngừa lâu dài, không nên tự ý dừng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ và phải tái khám đều đặn.

Với người chưa mắc bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để kiểm soát sớm nhất các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao và các bệnh lý tim mạch khác.

Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Việc điều trị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đừng chờ đợi cho các triệu chứng mất đi. Thông báo cho các thành viên gia đình hoặc những người bạn xung quanh khi có những triệu chứng báo động.

Áp dụng xu thế mới trong phòng bệnh với các sản phẩm an toàn, cho hiệu quả tốt từ tự nhiên. Nattospes là sản phẩm tiêu biểu trong hỗ trợ phòng và điều trị đột quỵ hiệu quả. Được nghiên cứu tại các bệnh viện lớn của Việt Nam như: bệnh viện 103, bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai đều cho kết quả tốt. 

Liên tiếp năm 2014-2015-2016 Nattospes vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em” do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

Có rất nhiều người sử dụng Nattospes cho kết quả tốt. Trong đó có Ông Phạm Văn Thời ở Cẩm Giàng ở Hải Dương chia sẻ sau khi sử dụng Nattospes: 

Đầu năm 2008 vào một sáng sớm khi trời còn rất lạnh, ông tỉnh ngủ dậy và mở cửa ra ngoài, lúc quay lại thì bị choáng, huyết áp lên, co giật xảy ra. Gia đình phát hiện nhanh chóng gọi xe cấp cứu, lúc này miệng ông đã méo, thân bên phải tê liệt, hôn mê xảy ra. Ông nói nghĩ lại thời điểm đó thật sự rất khủng khiếp. Đến bệnh viện thăm khám bác sĩ nói ông bị tai biến nhưng rất may được cấp cứu kịp thời.

Sau khi được cấp cứu qua khỏi nguy hiểm ông điều trị tại bệnh viện, tình trạng bệnh tình có cải thiện, sức khỏe có khá hơn nhưng vẫn bị một số di chứng của tai biến gây ra như: nói năng khó khăn, miệng lưỡi bị cứng, chân đi chậm, run, bước đi khó, trí nhớ suy giảm. Ông có thói quen đọc báo nên khi đọc báo người cao tuổi viết về Nattospes có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị tai biến, phục hồi di chứng sau tai biến. Ông đã gọi điện để được các dược sĩ tư vấn và tin tưởng sử dụng. Ông dùng liều 4 viên/ngày, sau một thời gian thấy người khỏe lên khá nhiều, ăn uống ngon miệng nên ăn được nhiều hơn, chân và nửa người liệt dần phục hồi, ông đi lại dễ dàng hơn, ăn nói lưu loát như trước khi bị bệnh, tình trạng hay quên cũng được phục hồi.

Điện thoại tư vấn: 0917185170

Các bạn tham khảo clip để hiểu rõ hơn về tác dụng của Nattospes:

PGS.TS Nguyễn Minh Hiện nói về nguy hiểm của đột quỵ và tác dụng của Nattospes

Minh Quang