Ngay sau khi thoát khỏi cấp cứu người bệnh nên thực hiện tập luyện sớm. Việc tập luyện và điều trị tích cực giúp bệnh nhân nhanh phục hồi di chứng liệt
Nghiên cứu về tập luyện sớm giúp phục hồi sau tai biến
Theo một thống kê trên 2.100 bệnh nhân thuộc đơn vị chăm sóc đột quỵ, các nhà khoa học Úc nhận ra rằng để bệnh nhân ra khỏi giường bệnh và vận động sớm ngay sau đột quỵ là một trong những phương pháp giúp hồi phục hiệu quả.
Bệnh nhân thường có tâm lý lo ngại không an toàn và sợ khả năng tái phát khi vận động sớm sau đột quỵ. Tuy nhiên, phân tích cho thấy điều ngược lại.
Vận động sớm giúp giảm biến chứng, khả năng phục hồi các chức năng nhanh hơn và tăng khả năng vận động độc lập sau ba tháng bị đột quỵ.
Các nhà khoa học cho rằng thực hiện những bước đi ngắn trong thời gian ngắn xung quanh giường bệnh, lặp lại nhiều lần và tăng từ từ quãng đường đi theo thời gian là phương pháp hiệu quả nhất.
Tập luyện giúp bệnh nhân phục hồi sớm
Cách thức tập luyện thế nào cho người sau tai biến
Trong những người bệnh bị tai biến mạch máu não, khoảng 10% phục hồi không di chứng; 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân; 20-25% đi lại khó khăn, vì vậy, khả năng phục hồi chức năng vận động là khá cao. Nếu không tập luyện vận động, chức năng vận động sẽ dần suy giảm.
Tùy theo giai đoạn bệnh sẽ có những bài tập khác nhau, phù hợp với tình trạng hiện tại của người bệnh: có thể tập thụ động (có người hỗ trợ) trong giai đoạn sớm (với mục đích kích thích thần kinh cơ phòng tránh co rút cơ gây mất chức năng) và tập chủ động trong giai đoạn muộn (với mục đích hỗ trợ phục hồi chức năng).
Bài tập giai đoạn đầu sau tai biến mạch máu não có thể là cử động tay chân, bài tập hô hấp, xoay trở, massage, xoa bóp; sau đó có thể tăng độ khó của các bài tập vận động.
Tập cần phải đúng động tác để đạt hiệu quả và hạn chế tổn thương, vì vậy ban đầu chúng ta cần phải được hướng dẫn từ nhân viên y tế có chuyên môn trong lĩnh vực vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Sau tai biến mạch máu não, việc lựa chọn môn thể dục nào sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc hoặc chuyên viên vật lý trị liệu. Trong trường hợp này nên cho bệnh nhân cử động co duỗi tay chân, tập thở và có thể phối hợp massage, xoa bóp. Mục đích tập là để tránh cứng khớp, co rút cơ, gây mất chức năng vận động của cơ xương khớp. Các bài tập đều phải được xây dựng tùy theo khả năng vận động của từng bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có thể tự ngồi dậy, đi lại được thì bài tập thích hợp là đi bộ. Khoảng cách, vận tốc đi tùy thuộc vào khả năng gắng sức của bệnh nhân.
Người bệnh có thể lựa chọn những môn tập thể dục khác tùy theo sở thích và khả năng của mình như: đạp xe bằng dụng cụ hoặc đi thảm lăn bằng dụng cụ tập trong nhà, đạp xe ra đường, đi bộ trong công viên, bơi lội...
Điều quan trọng là ý thức kiên trì tập luyện đều đặn mỗi ngày, tránh chán nản, bi quan. Những người bệnh có rối loạn tiểu tiện cũng không nên vì lý do trên mà e ngại, không tập luyện. Người bệnh có thể mặc thêm tã quần (thiết kế giống quần lót) nên dễ mặc, không cồng kềnh giúp dễ dàng di chuyển, tập luyện.
Biện pháp hỗ trợ hiệu quả phục hồi sau tai biến
Hiện nay việc sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên là lựa chọn trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh của các chuyên gia sức khỏe thế giới. Tại Việt Nam đã áp dụng các thành tựu khoa học, các nghiên cứu của enzym Nattokinase trên thế giới thành công sản xuất ra viên nang Nattospes có công dụng làm tan cục máu đông, tăng cường tuần hoàn, ổn định huyết áp, bền thành mạch, tốt cho tim mạch và não bộ do đó hỗ trợ phục hồi hiệu quả di chứng sau tai biến để lại và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Rất nhiều người lựa chọn Nattospes để phục hồi di chứng sau tai biến, điển hình là anh Đỗ Văn Trụ ở Hà Nội. Hãy nghe người thân của anh chia sẻ:
Thùy Liên