Theo các bác sĩ khoa đột quỵ cho biết: Hầu hết những trường hợp đột quỵ được đưa vào cấp cứu đều quá thời gian vàng, số lượng này chiếm đến 90%. Thời gian vàng đối với người đột quỵ để cấp cứu được tính là 3 giờ kể từ lúc có dấu hiệu bệnh.
Thời gian vàng cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ não
Đối với các mạch máu bị nhồi hay bị tắc, vùng não không được máu đưa đến nữa bị hoại tử kéo theo những tổn thương, rối loạn mang tính riêng biệt của từng vùng. Trong vòng 3 giờ kể lúc bắt đầu bị đột quỵ đến khi được can thiệp tại các trung tâm lớn, gần đây được nâng lên 4,5 giờ. Nếu đưa bệnh nhân đi cấp cứu trong thời gian vàng này có thể cứu sống được bệnh nhân và di chứng cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Như vậy trong thời gian vàng, các bác sĩ cần làm gì? Trước tiên là chẩn đoán rất nhanh. Ví dụ tại bệnh viện Bạch Mai có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ Hồi sức, trong khoảng thời gian cực ngắn là 1 tiếng có thể xác định được nhồi máu hay xuất huyết não. Nếu bị nhồi máu não, dùng thuốc tiêu huyết khối, tái thông mạch máu. Ở những động mạch lớn có thể dùng các dụng cụ can thiệp nội mạch lấy cục huyết khối để cứu bệnh nhân.
Lời khuyên của bác sĩ là khi gặp tình trạng bệnh nhân đột quỵ, chúng ta không nên sơ cứu tránh làm phí thời gian vàng mà cần đưa ngay bệnh nhân đến các trung tâm y tế mới mong cứu bệnh nhân một cách kịp thời.
Đến bệnh viện điều trị muộn, bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc bị các di chứng như liệt vận động, sống cuộc sống thực vật...
Theo TS.BS Tôn Thất Trí Dũng, phó trưởng khoa nội, phụ trách đơn vị đột quỵ của Trung tâm điều trị theo yêu cầu quốc tế - Bệnh viện Trung ương Huế, nhiều bệnh nhân đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não) đáng lẽ được cứu sống, nhưng do đến bệnh viện quá muộn hoặc nhầm tưởng bị trúng gió nên để ở nhà châm cứu dẫn đến chết oan uổng.
Sơ cứu kịp thời cho người bị đột quỵ
Thực hiện sơ cứu sai cách dẫn đến nguy cơ tử vong
Ông T.T.H. (55 tuổi, ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đang làm ruộng thì bỗng dưng đau đầu, méo miệng, nói không rõ rồi ngất xỉu. Người nhà lầm tưởng ông H. bị trúng gió nên đưa về nhà cạo gió, xoa dầu, châm cứu.
Tuy nhiên, một ngày sau ông H. trở nặng, liệt nửa người và rơi vào hôn mê, lúc này người nhà mới đưa đi Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu. Tại đây, kết quả các xét nghiệm và chụp hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não, giai đoạn muộn. Hậu quả ông H. phải chấp nhận đời sống thực vật.
Hay một bệnh nhân khác là ông P.H.T. (51 tuổi, trú ở Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) có tiền sử cao huyết áp. Sau khi đi ăn đám cưới về, ông T. kêu đau nhức đầu, người mệt, tay chân yếu nên người nhà xoa dầu, rồi đắp chăn cho ông nằm ngủ. Người nhà ông T. kể cứ nghĩ ông T. đi đám cưới có uống ít bia rượu nên bị mệt chứ không biết ông bị đột quỵ.
Đến bốn giờ sau, người nhà phát hiện ông T. nằm thiếp li bì, kêu không trả lời, liệt tay chân, sau đó mới đưa ông đi cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T. bị xuất huyết não chèn ép các dây thần kinh não gây hôn mê sâu, liệt nửa người. Do đến bệnh viện quá trễ, ông T. đã qua đời sau ba ngày nằm hồi sức cấp cứu.
Đây là 2 trong số 90% các ca đột quỵ não đưa tới bệnh viện quá muộn, do chưa nhận thức và hiểu hết tầm nguy hiểm của căn bệnh cũng như việc cấp cứu quá muộn sẽ gây hậu quả nặng nề cho người bệnh. Do đó cần xác định ngay sau khi phát hiện người bị đột quỵ, lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện sớm nhất có thể.
Bác sĩ Trí Dũng cho biết đột quỵ não có hai loại: nhồi máu não do tắc mạch máu nuôi não (chiếm đến 80%) và xuất huyết não do vỡ mạch máu não (chiếm 20%). Ở Việt Nam đột quỵ não là nguyên nhân tử vong cao nhất, vượt qua cả bệnh ung thư và bệnh lý tim mạch. Mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ não, trong đó 110.000 người tử vong.
Bệnh đột quỵ não thường xảy ra ở người đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ, béo phì, đặc biệt là người hút nhiều thuốc lá và uống nhiều rượu bia rất dễ vỡ phình mạch máu não...
Bác sĩ Dũng khuyến cáo phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì trong điều trị đột quỵ não, “thời gian là não - time is brain”, nghĩa là bệnh nhân càng được điều trị sớm thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống. Bởi một phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đột quỵ bị chết.
“Thời gian vàng” là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị, không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp.
Theo bác sĩ Dũng, cách tốt nhất hạn chế đột quỵ là mỗi người phải kiểm soát sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý (giảm chất béo, tăng rau xanh, trái cây), hạn chế rượu bia, thuốc lá; tích cực tập thể dục. Nếu có bệnh lý liên quan đến cao huyết áp hay đái tháo đường phải kiểm soát điều trị.
Sử dụng Nattospes hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Đột quỵ xảy ra đột ngột nguy cơ tử vong rất cao, thời gian để giảm thiểu nguy hiểm đến tính mạng cũng rất ngắn. Do đó việc phòng bệnh được đặc biệt quan tâm.
Thực phẩm chức năng Nattospes chứa thành phần chính enzym nattokinase chiết xuất từ đậu tương lên men có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tai biến hiệu quả. Các nghiên cứu trên thế giới về enzym này được coi là bước đột phá trong hỗ trợ và điều trị đột quỵ.
Khoa đột quỵ não bệnh viện quân Y 103 cũng đã điều trị cho một số trường hợp tai biến mạch máu não cho kết quả rất khả quan. Thực phẩm chức năng chứa thành phần chính chiết xuất từ enzym nattokinase có thành phần chiết xuất từ đậu tương, sản phẩm này đã có nhiều công trình nghiên cứu tại các Bệnh viện Bạch Mai, viện 108… đưa đến kết luận sản phẩm có tác dụng tiêu hủy cục máu đông, chống hình thành cục máu đông, làm giảm độ nhớt của máu, giúp máu mang chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Do đó đây là một sản phẩm tự nhiên giúp chúng ta chủ động phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, an toàn. Để được tư vấn về tai biến mạch máu não và Nattospes, các bạn có thể liên lạc qua số: 0917185170.
Video của PGS Nguyễn Minh Hiện sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm:
Mai Thủy