Theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội phòng chống đột quỵ Miền Bắc, Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Viện nghiên cứu Y Dược Lâm Sàng 108, đột quỵ thường xảy ra bất ngờ khiến bệnh nhân có thể bị ngã ở mọi nơi, mọi thời điểm. Bệnh có thể xảy ra ở đối tượng trên 30 tuổi trở đi và dần dần trẻ hóa.
Thống kê của Tổ chức Đột quỵ thế giới mới đây cho thấy, cứ 6 người thì có 1 người có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp, trong số này tỉ lệ tử vong chiếm 1/2. Tỷ lệ này ở những người trẻ và trung niên đang gia tăng mạnh mẽ và chiếm khoảng một phần ba tổng số các trường hợp đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
5 mối nguy hiểm đe dọa đột quỵ với người trẻ tuổi
Theo Giáo sư Thông phân tích, sự gia tăng bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi là do các yếu tố liên quan như: lối sống hiện đại và bệnh mãn tính khiến bệnh khởi phát nhanh và gây ra biến chứng trầm trọng. Giáo sư Thông cho biết, căn nguyên cơ bản dẫn đến đột quỵ bao gồm:
1. Mất ngủ: Tình trạng mất ngủ thường gặp ở người trên 60 tuổi nhưng hiện nay do áp lực của cuộc sống hiện đại, công việc, kinh tế… những bệnh nhân dưới 40 tuổi gặp bệnh này ngày càng nhiều. Mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe trầm trọng dẫn đến: mệt mỏi, suy nhược thần kinh, xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp… Đây là những yếu tố gây đột quỵ rất cao. Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Y khoa Icahn, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ cao hơn 83% so với người ngủ đủ 7-8 giờ.
2. Căng thẳng, stress thường xuyên: Hậu quả của cuộc sống hiện đại và những lo lắng về sức khỏe, kinh tế… có thể đây là nguyên nhân của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh đột quỵ. Một nghiên cứu của Anh đăng trên tạp chí y khoa The Lancet nêu rõ, áp lực nhiều, làm việc căng thẳng và quá sức, thời lượng làm việc quá 55 giờ mỗi tuần sẽ tăng 1/3 số người có nguy cơ đột quỵ.
Căng thẳng có nguy cơ đột quỵ
3. Lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích: Lối sống hiện đại cộng với công việc ít vận động di chuyển ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người trẻ, đặc biệt là giới văn phòng. Tạp chí Đột quỵ của Hiệp hội tim mạch Mỹ công bố: người không vận động có nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với người vận động ít nhất 4 lần/ tuần. Ngoài ra lối sống lạm dụng chất kích thích, thuốc lá, rượu… làm tăng huyết áp, ảnh hưởng thần kinh, gây nguy cơ xơ vữa động mạch, gây thiếu máu não, nguy cơ đột quỵ rất cao.
4. Hội chứng chuyển hóa, bệnh mãn tính có xu hướng trẻ hóa: Theo một nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân mắc Hội chứng chuyển hóa (là thuật ngữ dùng để chỉ người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường) bị đột quỵ là 62%. Nguy cơ này sẽ tăng gấp nhiều lần nếu có sự tác động cộng hưởng từ các tình trạng bệnh lý như: béo phì, tiểu đường, huyết áp… làm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các mảng xơ vữa trong động mạch gây thiếu máu não cục bộ. Những căn bệnh này cũng đang có xu hướng trẻ hóa bởi tác động từ lối sống, sinh hoạt, dinh dưỡng mất cân bằng ở người trẻ tuổi.
5. Tâm lý chủ quan, cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi: Tuổi trẻ thường được xem là giai đoạn sung sức, ít bệnh tật. Điều này dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, không dự phòng kiểm soát bệnh sớm và bỏ qua các triệu chứng của đột quỵ, khi các biến chứng xảy ra khiến người bệnh không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tàn phế. Trong khi đó, người trẻ ở độ tuổi 20, 30 hoàn toàn có thể phòng được bệnh này thông qua lối sống sinh hoạt khoa học. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Loại bỏ nguy cơ đột qụy
Dự phòng bệnh sớm là cách bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị đột quỵ não hữu hiệu nhất. Các biện pháp giúp giảm nguy đột quỵ bao gồm: cân bằng cuộc sống, công việc, gia đình… Tham gia thể dục thể thao để bảo vệ sức khỏe, tránh căng thẳng, tập cho mình có tinh thần lạc quan, đi ngủ đúng và đủ giờ trong ngày.
Nattospes phòng đột quỵ hiệu quả
Ngoài các biện pháp đã nêu trên, người có nguy cơ đột quỵ nên sử dụng Nattospes- một sản phẩm chứa enzym Nattokinase có tác dụng phòng ngừa đột quỵ, ổn định huyết áp, nâng cao sức khỏe… Enzym này được nhà khoa học Nhật Bản tìm ra nhờ món ăn đậu tương lên men-món ăn truyền thống của dân tộc mình. Enzym này cũng được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh về tác dụng của nó trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ.
Các năm gần đây Nattospes liên tiếp được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm tốt vì sức khỏe cộng đồng và được Hiệp hội thực phẩm chức năng công nhận.
Khi gặp các vấn đề có nguy cơ dẫn tới đột quỵ, hãy gọi 0917185170 để được các chuyên gia sức khỏe tư vấn.
Theo dõi video của PGS.TS Nguyễn Minh Hiện về tác dụng của Nattospes:
Ngô Vũ