Khi một người bị đột quỵ não (hay còn gọi là tai biến mạch máu não), mỗi giây phút trôi qua đều có ảnh hưởng lớn đến sự sống còn của bệnh nhân. Và những gì bạn làm trong khoảnh khắc quan trọng ấy có thể giúp cứu cuộc sống của ai đó hoặc ngăn chặn những di chứng nặng nề.

Jean D. Luciano, CRNP, đồng sáng lập Trung tâm đột quỵ tại Penn Medicine và một y tá tại Trung tâm Thần kinh học Penn, đã chỉ ra những điều không nên làm và rất cần làm, giúp bạn có thêm kiến thức cơ bản, làm tăng cơ hội sống sót sau đột quỵ.

3 điều không nên làm với người mắc đột quỵ não

1. Để người bệnh đi ngủ

Những người sống sót sau đột quỵ chia sẻ rằng, họ thường thấy rất buồn ngủ sau khi có dấu hiện đột quỵ não đầu tiên xảy ra. "Rất nhiều bệnh nhân đến và nói rằng, họ đã đi ngủ vài giờ trước khi được đưa đến bệnh viện"- Jean lưu ý.

Nhưng thời gian là điều cốt lõi với người bị đột quỵ não: "Thuốc mà chúng ta có thể sử dụng để giúp người mắc đột quỵ não sống sót lại rất nhạy cảm với thời gian. Họ không nên đi ngủ và cũng không nên chờ bác sĩ đến khám tại nhà. Thay vào đó, họ nên đi ngay đến cơ sở y tế để được cấp cứu"- cô nói thêm.

2. Cung cấp cho họ thuốc men, thực phẩm hoặc đồ uống

Đột quỵ não có 2 loại phổ biến đó là nhồi máu não và xuất huyết não. Mặc dù các triệu chứng của 2 loại đột quỵ này là giống nhau nhưng cách điều trị lại hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc gì cho người có dấu hiệu đột quỵ não dù đó là thuốc hạ huyết áp ngậm dưới lưỡi, hay những loại thuốc được truyền tai nhau là có tác dụng cấp cứu. Hãy nhớ rằng, để điều trị tốt nhất cho người đột quỵ não, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bạn cũng không nên cho người bệnh ăn bất cứ loại thức ăn hoặc thức uống nào trước khi xe cứu thương đến. "Đôi khi, một cơn đột quỵ có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của người bệnh", Jean nói.

3. Tự mình lái xe đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu

Có thể bạn cho rằng, việc lái xe để đưa một nạn nhân mắc đột quỵ não đến cơ sở y tế để cấp cứu là một ý tưởng hay. Nhưng đó lại là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia khuyên rằng "Nếu ai đó bị ảnh hưởng nặng nề bởi đột quỵ não, thì tốt hơn hết nên gọi trung tâm cấp cứu". Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) cho hay, những người nhân viên hồi sức khẩn cấp có thể bắt đầu điều trị cứu mạng sống cho người mắc đột quỵ não ngay trên đường tới phòng cấp cứu.

Nếu bạn cảm thấy mình đã ổn hơn sau khi có dấu hiệu của đột quỵ và nghĩ rằng, mình có thể tự điều khiển xe đến bệnh viện cấp cứu, đó là một ý tưởng “điên rồ”. Tình trạng của bạn có thể xấu đi bất cứ lúc nào, vậy nên, hãy gọi tới trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời.

3 điều cần làm ngay với người mắc đột quỵ

1. Gọi ngay cấp cứu!

Hãy gọi ngay số điện thoại cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn thấy họ có dấu hiệu đột quỵ. "Điều khó nhất mà bạn phải làm là nhận ra các triệu chứng của đột quỵ não. Nếu quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên gọi ngay sự trợ giúp y tế. Bạn cũng nên nói ngay nghi ngờ của mình với nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời"- Jean nói.

2. Phát hiện dấu hiệu của đột quỵ não

Bạn không chắc những triệu chứng của đột quỵ? Nếu bạn nghĩ ai đó đang mắc một cơn đột quỵ, hãy nhớ 4 chữ cái sau: F.A.S.T. Đây là cách Hiệp hội đột quỵ Quốc gia Mỹ khuyên nên sử dụng để xác định một người nào đó có phải mắc đột quỵ não hay không?

- F (face – mặt): Khuôn mặt xệ một bên, cười lệch, miệng méo

- A (Arms – tay): Một cánh tay không giơ lên được hoặc có một cánh tay thấp hơn khi cố gắng giơ cả 2 tay

- S (Speech – lời nói): Không thể nói lại những câu đơn giản khi được người khác yêu cầu hoặc nói ngọng…

- T (Time – thời gian): Hãy lưu ý thời gian khi bạn nhìn thấy những biểu hiện đầu tiên. Bởi trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu trên, nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ có thể được cứu sống và gần như không có di chứng nào để lại.

 

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ não

Cụm từ viết tắt F.A.S.T ngoài việc tương ứng với mỗi dấu hiệu cảnh báo theo nghĩa tiếng Anh, còn có mục đích giúp mọi người nhớ rằng, cần phải hết sức NHANH CHÓNG.

"Nếu một nhân chứng thấy ai đó bị đột quỵ, sẽ rất hữu ích nếu họ nhìn vào thời gian mà các triệu chứng bắt đầu. Bằng cách đó, nhân viên cấp cứu có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về các phương án điều trị", Jean nói.

3. Thực hiện hồi sinh tim phổi

Một số trường hợp mắc đột quỵ não có thể bị bất tỉnh, ngừng thở, mạch không còn đập. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy bình tĩnh thực hiện các động tác giúp hồi sinh hoạt động tim phổi. Bạn quỳ cạnh nạn nhân, đè tay ép lồng ngực của nạn nhân xuống khoảng 4 - 5 cm, rồi buông ra cho lồng ngực trở lại như cũ trước khi ép tiếp với tốc độ 100 lần/phút. Ép 30 lần, sau đó hít một hơi thật sâu rồi thổi vào miệng người bệnh, sau đó tiếp tục thổi hơi thứ 2, cứ thực hiện như vậy đến khi hồi sinh tim phổi.

RẤT NÊN LÀM: Dùng sản phẩm thảo dược ngay hôm nay để ngăn ngừa và phục hồi nhanh chóng sau đột quỵ

Sự nguy hiểm mà đột quỵ não có thể gây ra đối với sức khỏe của con người là vô cùng “tàn khốc”. Bất cứ ai trong số chúng ta đều có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy tại sao bạn không lựa chọn cho mình một con đường khác để đột quỵ não không bao giờ có khả năng tấn công? Nhằm giúp người bệnh có thể ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm này, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện ra một thành phần có trong đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản mang tên enzyme Nattokinase. Loại enzyme này đã được chứng minh có tác dụng giúp làm tan huyết khối, tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu, giảm độ nhớt của máu, từ đó ngăn chặn đột quỵ não rất tốt. Ứng dụng từ những nghiên cứu này, các nhà khoa học Việt Nam đã cho ra đời sản phẩm Nattospes có thành phần là enzyme Nattokinase – sản phẩm duy nhất đứng vững trên thị trường hơn 10 năm nay, được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin dùng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện di chứng sau đột quỵ não hiệu quả.

Nattospes giúp phục hồi di chứng sau đột quỵ não

CHIA SẺ CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÙNG ĐÃ CẢI THIỆN DI CHỨNG ĐỘT QUỴ NÃO NHỜ NATTOSPES

Anh Đỗ Văn Trụ, sinh năm 1972, số nhà 39, ngõ 1194/141 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội đã cải thiện tốt các di chứng, tự chăm sóc được bản thân sau đột quỵ não.

GS.TSKH.Nhà giáo ưu tú Đỗ Văn Điển ở Quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ bí quyết tìm ra giải pháp giúp vượt qua di chứng nặng nề do đột quỵ não:

Không chỉ anh Trụ hay Nhà giáo ưu tú Đỗ Văn Điển , rất nhiều người dùng khác đã đạt hiệu quả tốt sau khi dùng Nattospes, mời bạn theo dõi phản hồi của một trường hợp dưới đây:

 

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích, giúp bạn biết phải làm gì và không nên làm gì khi gặp người có dấu hiệu mắc đột quỵ não, từ đó có biện pháp xử trí thích hợp, cứu được sự sống của nạn nhân.

Các chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe mọi chia sẻ và thắc mắc của bạn qua hotline (zalo/viber): 0917185170 - 0917230950

Để được tư vấn về bệnh và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305

Hà Anh