Khi Hayley Clark nhìn thấy cô con gái bé bỏng của mình ngã gục xuống sàn nhà, cô không thể ngờ được rằng, đột quỵ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Câu chuyện của bé Gracie Whittick dưới đây chắc hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy mình có trách nhiệm phải tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa đột quỵ ở trẻ em. Hãy cùng theo dõi!

Bị đột quỵ khi mới 10 tuổi

Con gái cô Hayley, bé Gracie Whittick năm nay 10 tuổi, là một học sinh tiểu học ở Norfolk, Anh. Ngày 26/9 vừa qua, khi đang chuẩn bị đến trường, cô bé bỗng ngã gục xuống vì đột quỵ - chứng bệnh tưởng chừng chỉ xảy ra ở người già. 

Nhớ lại giây phút cơn đột quỵ khởi phát, Hayley vẫn không khỏi bàng hoàng: “Bệnh xảy ra mà hoàn toàn không có một dấu hiệu nào cả. Con bé vốn rất khỏe mạnh. Vừa mới giây trước nó còn định đến trường mà giây sau nó đã nằm sõng soài trên sàn nhà. Tôi nghĩ rằng nó bị ngất nên bế nó đi xung quanh. Tuy nhiên, nửa khuôn mặt bên phải của con bé rủ xuống, tay chân thì không thể nhấc lên hay di chuyển gì. Lúc này, tôi vội vàng gọi xe cứu thương!”. 

Bé Gracie được đưa tới Bệnh viện Queen Elizabeth, Lynn Lynn ở Norfolk, Anh để cấp cứu. Sau khi xét nghiệm các bác sĩ cho biết, ở khu vực bán cầu não trái của cô bé có một cục máu đông và đây chính là nguyên nhân khiến Gracie bị đột quỵ. Họ đã tiến hành một cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ và loại bỏ được 96% cục máu đông đó. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân vì sao cục máu đông này lại xuất hiện ở một cô bé 10 tuổi khỏe mạnh như Gracie.

Gracie bị đột quỵ khi mới 10 tuổi

Gracie bị đột quỵ khi mới 10 tuổi

Cơn đột quỵ đã gây ra những di chứng ở nửa bên phải cơ thể Gracie. Hiện tại, cô bé đang gặp khó khăn về khả năng ghi nhớ. Cả tay và chân Gracie đều rất yếu, phải dùng đến xe lăn. Vốn là một cô gái năng động, thích khiêu vũ và tập thể dục dụng cụ mà giờ đây, chỉ nhấc tay lên cũng đầy khó khăn, tất cả những điều này khiến cô bé trở nên bối rối, thất vọng với mọi thứ xung quanh. Cuộc sống của cả gia đình bị xáo trộn hoàn toàn. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, Gracie hoàn toàn có khả năng hồi phục, cô bé có thể được xuất viện sau 6 tuần nữa.  

Xem thêm: Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ thể hiện ở miệng như thế nào?

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em là gì?

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bỗng nhiên gián đoạn do mạch máu não bị tắc (đột quỵ nhồi máu não) hoặc vỡ (đột quỵ xuất huyết não). Khi một phần não không nhận được oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, những tế bào não sẽ dần hoại tử, gây mất chức năng não bộ. 

Đột quỵ là bệnh xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay, số người trẻ mắc bệnh ngày càng nhiều và trẻ em cũng có thể bị đột quỵ. Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi Philadelphia, cứ trong 100.000 trẻ em (độ tuổi dưới 18) thì có 12 trường hợp bị đột quỵ. Bé Gracie trong câu chuyện trên là một trong số ít các trường hợp trẻ em bị đột quỵ. Bạn có thể lắng nghe chuyên gia Nguyễn Minh Hiện phân tích về độ tuổi dễ mắc bệnh đột quỵ trong video sau:

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em khá đa dạng. Cụ thể:

Đột quỵ xuất huyết não

Những nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não ở trẻ em bao gồm:

- Dị tật động mạch: Động mạch có dị tật sẽ yếu hơn bình thường. Khi áp lực lên ổ dị tật liên tục tăng cao, nó có thể vỡ ra khiến máu tràn vào các khoang não và làm tổn thương tế bào não. 

- Có khối u trong não: Đây là trường hợp khá hiếm gặp, chiếm khoảng 1 - 10% tất cả các nguyên nhân gây xuất huyết não. 

- Do người mẹ lạm dụng ma túy hoặc rượu khi mang thai (trường hợp hiếm gặp)

Đột quỵ nhồi máu não

Đối với đột quỵ nhồi máu não, những nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng này xảy ra ở trẻ em bao gồm:

- Bệnh tim bẩm sinh: Khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, máu không được bơm đều có thể luẩn quẩn dẫn đến hình thành các cục máu đông, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu não. 

Bệnh tim bẩm sinh có thể là nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em

Bệnh tim bẩm sinh có thể là nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em

- Rối loạn đông máu: Đây là tình trạng khiến máu đặc hơn, dễ xuất hiện cục máu đông.

- Động mạch không đều: Một đứa trẻ có thể đột quỵ vì các động mạch trong não không đều hoặc bị hẹp, khiến máu khó lưu thông.

Bên cạnh đó, trẻ em cũng dễ bị đột quỵ nếu có các yếu tố nguy cơ như: Phẫu thuật tim hoặc não; Mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm; Bệnh bạch cầu,… 

Xem thêm: Phải làm gì để ngăn ngừa đột quỵ?

Điều trị đột quỵ ở trẻ em như thế nào?

Về cơ bản, điều trị đột quỵ ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Với thể xuất huyết não, các chuyên gia sẽ tập trung vào việc ổn định cơ thể (kiểm soát huyết áp, kiểm soát thân nhiệt và giúp trẻ dễ thở hơn). Tiếp đó, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để cầm máu, giảm tổn thương não và loại bỏ những đoạn mạch máu bất thường. 

Đối với đột quỵ thể nhồi máu não như bé Gracie mắc phải, phương pháp điều trị tập trung vào loại bỏ cục máu đông, giảm tổn thương não và ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Những đứa trẻ bị nhồi máu não thường được kê đơn thuốc làm loãng máu như: Warfarin, Heparin, Acetylsalicylic acid, Clopidogrel… Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, đội ngũ chuyên gia phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông. Đây là phương pháp đã được áp dụng để cứu sống Gracie.

Sau quá trình cấp cứu, trẻ cũng cần trị liệu phục hồi chức năng sau đột quỵ để có thể thực hiện các hoạt động thể chất bình thường như đi bộ hoặc đọc sách. Khả năng phục hồi của trẻ cao nhất trong sáu tháng đầu và rất có thể quá trình sẽ tiếp diễn trong khoảng 2 – 3 năm sau. 

Điều trị đột quỵ ở trẻ em rất phức tạp

Điều trị đột quỵ ở trẻ em rất phức tạp

Xem thêm: Muốn nhanh chóng phục hồi chức năng sau đột quỵ, hãy ghi nhớ 3 điều sau

Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đột quỵ ở nhiều đối tượng

Như vậy, đột quỵ là bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, giới tính hay độ tuổi nào. Với những đứa trẻ có sẵn các bệnh lý nguy cơ của đột quỵ như: Bệnh tim, thiếu máu hồng cầu hình liềm, rối loạn đông máu,… thì cha mẹ phải hết sức chú ý theo dõi các chỉ số, giúp con xây dựng không gian sống lành mạnh và những thói quen sinh hoạt khoa học.

Với tất cả mọi người, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ, các chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng sản phẩm thảo dược an toàn cho nhiều độ tuổi, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes. 

Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch. 

Khi đi vào cơ thể, nattokinase giúp phòng ngừa và làm tan cục máu đông – tác nhân gây đột quỵ. Đồng thời, enzyme này còn giúp giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó hỗ trợ ổn định huyết áp.

Qua nhiều nghiên cứu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes đã tổng hợp những ưu điểm của nattokinase và được bào chế dưới dạng viên nang tiện dùng, có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa cũng như cải thiện di chứng của đột quỵ hiệu quả. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, bạn có thể yên tâm sử dụng Nattospes trong thời gian dài mà không lo gặp tác dụng phụ. Sản phẩm phù hợp với trẻ từ 6 tuổi trở lên, khi đã có thể tự nuốt được viên nang.

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

Nattospes giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Chia sẻ của người dùng Nattospes để cải thiện di chứng sau đột quỵ

Trong những năm qua, nhiều người đã sử dụng Nattospes để cải thiện những di chứng sau đột quỵ và thu về hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của ông Võ Văn Tám ở TP.HCM. Hãy cùng theo dõi câu chuyện của ông Tám trong video sau:

Bạn đọc nếu muốn tìm hiểu thêm về trường hợp của ông Tám, có thể liên hệ với anh Huỳnh Ngọc Thảo – con rể ông Tám theo số điện thoại: 0919272701

Xem thêm chia sẻ của những người bị đột quỵ cải thiện sức khỏe sau khi dùng Nattospes TẠI ĐÂY

Các chuyên gia nói gì?

Sản phẩm Nattospes không chỉ lấy được lòng tin của người dùng mà còn nhận được những đánh giá rất tích cực của giới chuyên gia. Mời bạn xem video sau để nghe chuyên gia Dương Quang Hải phân tích cụ thể hơn về công dụng của Nattospes đối với người bị đột quỵ:

Xem thêm ý kiến chuyên gia về tác dụng của sản phẩm Nattospes TẠI ĐÂY

Qua câu chuyện của cô bé Gracie ở trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin về tình trạng đột quỵ ở trẻ em. Hãy cố gắng tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa, chữa bệnh cho mọi lứa tuổi và đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị tích cực nhất, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về tình trạng đột quỵ ở trẻ em và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI 18006305 hoặc hotline (ZALO/VIBER): 09171851700917230950.

Hà Anh

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!