Liệt nửa người là di chứng nặng nề sau đột quỵ, khiến người bệnh khó khăn trong đi lại và cử động tay chân.
Di chứng liệt nửa người ở bệnh nhân đột quỵ là di chứng điển hình
Bệnh nhân đột quỵ não thường gặp nhiều di chứng như: liệt, rối loạn trí nhớ, hôn mê trong đódi chứnglà liệt nửa người là dễ gặp nhất. Di chứng này sẽ khiến người bệnh bị đa tàn tật vì ngoài giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn bị rối loạn nhiều chức năng khác kèm theo như: ngôn ngữ, thị giác, cảm giác, nhận thức,… và phải phụ thuộc rất nhiều vào người thân trong sinh hoạt hàng ngày.
Đột quỵ não xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cao. Có hai loại đột quỵ não là: thiếu máu não cục bộ (nhồi máu não) và chảy máu não (xuất huyết não).
Đột quỵ não có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng chiếm tỷ lệ cao ở người già. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những hậu quả nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động.
Liệt nửa người là di chứng nặng nề sau đột quỵ
Theo thống kê của hội phòng chống đột quỵ, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200 nghìn người bị đột quỵ và chiếm một nửa số đó bị tử vong. Những bệnh nhân đột quỵ não còn sống sót thì có tới 92% mắc di chứng về vận động, đây là con số không nhỏ là một trong những khó khăn của gia đình cũng như xã hội. Do đó, dự phòng, ngăn chặn đột quỵ não là việc làm hết sức quan trọng.
Phục hồi vận động sau đột quỵ
Hồi phục sau một cơn đột quỵ là một quá trình xảy ra tự nhiên. Một phần ba bệnh nhân đột quỵ có thể phục hồi các chức năng vận động một cách hoàn toàn, 1/3 cải thiện chức năng vận động 1 phần, và 1/3 còn lại không có cải thiện.
Quá trình phục hồi vận động xảy ra phần lớn trong 3 – 6 tháng đầu, và có thể tiếp tục cho đến 2 năm hoặc hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng. Sau đột quỵ, nên bắt đầu điều trị phục hồi các chức năng vận động tại thời điểm sớm nhất khi có thể.
Mục tiêu của việc tập phục hồi chức năng với sự trợ giúp của kỹ thuật viên vật lý trị liệu, bao gồm:
-Phục hồi các chức năng vận động tại phần cơ thể bị liệt: tập ngồi, đứng, đi bộ…
-Phục hồi các chức năng khác: ăn uống (chức năng nuốt), ngôn ngữ giao tiếp, tự thay quần áo, tắm rửa…
-Cải thiện các rối loạn về mặt tâm thần, cảm xúc.
Việc điều trị phục hồi cũng cần chú ý đề phòng nguy cơ tái phát bệnh. Tỷ lệ đột quỵ tái phát trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát sau đó. Để làm giảm mức độ tái phát đột quỵ, người bệnh cần uống thuốc đúng theo toa bác sĩ và đi tái khám đều đặn. Không ai có thể bảo đảm đột quỵ tái phát sẽ không xảy ra, nhưng khả năng tái phát có thể giảm thiểu tối đa bằng chế độ điều trị thích hợp, liên tục, và được duy trì một cách lâu dài.
Làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và phục hồi di chứng liệt bằng cách nào?
Có nhiều cách để có thể làm giảm nguy cơ tái phát của đột quỵ. Trong đó là kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi chế độ sống. Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ là cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và hút thuốc lá. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, sống vui vẻ lạc quan tránh stress, thay đổi chế độ ăn (hạn chế chất béo vì cholesterol có thể khiến tình trạng xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, không ăn hoặc hạn chế các thực phẩm chiên, xào rán, không ăn quá 3 quả trứng trong tuần, ăn nhạt, hạn chế sử dụng rượu bia, giữ cân nặng phù hợp).
Bên cạnh những phương pháp giảm nguy cơ bệnh tái phát, và hỗ trợ phục hồi di chứng liệt sau đột quỵ, một xu hướng mới hiện nay được nhiều người tin tưởng lựa chọn đó là kết hợp với sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản, có tên là thực phẩm chức năng Nattospes.
Nattospes đã được nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Quân đội 108 cho kết quả: tác dụng giảm đông máu, cải thiện sức cơ, cải thiện di chứng tốt; tác dụng dự phòng tái phát tai biến mạch máu não hiệu quả, an toàn, không gây tác dụng phụ.
Uy tín của Nattospes trong hỗ trợ và điều trị đột quỵ não đã được khẳng định.
Truy cập trang web: https://dotquynao.info để biết thêm thông tin.
Video sau sẽ giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn về Nattospes:
Phạm Triều Dương