"Khi cục máu đông xuất hiện ở hệ thống tĩnh mạch sâu hơn trong cơ thể, chúng có thể gây đau đớn và cực kỳ nguy hiểm", Luis Navarro, bác sĩ, người sáng lập Trung tâm Điều trị The Vein ở New York, Mỹ cho biết.

Khi cục máu đông di chuyển và làm tắc mạch máu lưu thông nuôi dưỡng não, não không được cung cấp oxy và dinh dưỡng sẽ nhanh chóng chết đi. Đây được gọi là đột quỵ do nhồi máu não. Một số người dễ bị huyết khối tĩnh mạch sâu hơn một số khác. Do đó, nhận biết các dấu hiệu của cục máu đông là cực kỳ quan trọng.

7 dấu hiệu cảnh báo cục máu đông gây nguy hiểm

1. Sưng phồng ở một chi

Một bên cẳng chân hoặc cánh tay sưng húp là một trong những dấu hiệu phổ biến của huyết khối tĩnh mạch sâu.

"Cục máu đông có thể làm nghẽn dòng lưu thông máu ở chân và máu đổ về phía sau cục máu đông, gây tình trạng sưng tấy", bác sĩ Navarro giải thích.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận nếu hiện tượng này xảy ra nhanh, đặc biệt khi xảy ra cùng với một bên chân bị đau.

2. Chân hay cánh tay đau

Thông thường, huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện cùng với các triệu chứng như sưng phồng, tấy đỏ và gây đau.

"Thật không may là cảm giác đau đớn do một cục máu đông gây ra dễ bị nhầm lẫn với đau như khi bị căng cơ hoặc co rút cơ. Đó là lí do tại sao cục máu đông thường không được chẩn đoán sớm và trở nên nguy hiểm", bác sĩ Navarro nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, đau do huyết khối tĩnh mạch sâu có xu hướng tấn công bạn khi bạn đang đi bộ hoặc đang gập cong chân hướng lên trên.

Nếu bạn bị chuột rút, chân bạn dường như không thể lắc được, nhất là khi da ở gần khu vực đó trở nên ấm hoặc đổi màu, không đừng chủ quan mà hãy đi khám bác sĩ ngay.

3. Nổi những vệt đỏ trên da

Thực tế, một vết bầm tím là một dạng cục máu đông và bạn không cần phải quá lo lắng.

Huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra các vệt đỏ dọc theo tĩnh mạch ở chi bị tổn thương, và khiến cánh tay hoặc chân ấm hơn khi chạm vào.

 cục máu đông dễ gây đột quỵ

Cục máu đông gây nổi đỏ da

4. Đau ngực

Một cơn đau ở ngực có thể khiến bạn nghĩ đến cơn suy tim, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của cục máu đông.

"Cả suy tim và nghẽn động mạch phổi đều có triệu chứng giống như thế này", bác sĩ Navarro nhấn mạnh.

Tuy nhiên, đau do nghẽn động mạch phổi có xu hướng mạnh hơn, tạo cảm giác như bị dao đâm. Cảm giác trở nên nặng khi hít một hơi sâu. Trong khi đó, đau do suy tim thường khởi phát từ vùng thân trên như vai, hàm hay cổ.

Và sự phân biệt duy nhất chính là ở hơi thở. Đau do nghẽn mạch phổi từ từ nặng thêm cùng với mỗi hơi thở bạn hít vào. Nếu điều đó xảy ra, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

5. Khó thở hoặc tim đập nhanh

Khi có một cục máu đông trong phổi, lượng oxy sẽ bị giảm. Lúc đó, hàm lượng oxy thấp, nhịp tim tăng lên để cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt.

Vì thế, nếu thấy sự rung động trong lồng ngực và gặp rắc rối với hơi thở sâu có nghĩa cơ thể đang gửi tín hiệu cảnh báo bạn đang bị nghẽn động mạch phổi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí buồn nôn. Bạn hãy gọi cấp cứu nếu những triệu chứng này đột ngột xuất hiện.

6. Ho không rõ nguyên nhân

Bạn ho liên tục? Thêm vào đó bạn còn bị khó thở, nhịp tim nhanh hay đau ở ngực, hãy nghĩ ngay đến nghẽn động mạch phổi.

"Cơn ho thuộc kiểu ho khan nhưng đôi khi bệnh nhân có thể ho ra đờm hoặc máu", bác sĩ Navarro khuyến cáo.

Nếu nghi ngờ, lập tức gọi điện thoại cho bác sĩ hoặc nhanh chóng tới ngay trung tâm y tế gần nhất trước khi quá muộn.

7. Đau đầu dữ dội hoặc choáng, ngất

Khi cục máu đông gây tắc nghẽn dòng máu nuôi dưỡng não, cơn đau đầu mạnh sẽ xuất hiện, kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, choáng và ngất đột ngột. Nếu không được xử lý kịp thời tình trạng nhồi máu não gia tăng và nguy cơ tử vong do đột quỵ rất cao.

Giải pháp tự nhiên làm tan cục máu đông hiệu quả, phòng ngừa đột quỵ

Từ lâu người dân Nhật bản đã sử dụng món ăn truyền thống đậu tương lên men để nâng cao sức khỏe. Món ăn này được gọi là Natto. Tác dụng chống huyết khối của Natto đã được phát hiện vào năm 1980, bởi Tiến sĩ Hiroyuki Sumi, viện trưởng Viện sinh hóa – huyết học Đại học Chicago, Mỹ. TS. Sumi là người đã dành nhiều năm tìm kiếm một hoạt chất tự nhiên có thể làm hoà tan các cục máu đông liên quan tới bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Cuối cùng, sau khi sàng lọc hơn 173 thực phẩm tự nhiên, ông đã tìm thấy thứ mình đang chờ đợi. Sau khi cho miếng Natto lên 1 cục máu đông trong đĩa petri và để yên ở nhiệt độ 37oC, sau 18 giờ, phần máu đông xung quanh Natto đã hoàn toàn hoà tan hết. Thành phần gây ra tác dụng lý tưởng này trong Natto được ông đặt tên là Nattokinase, có nghĩa là enzym ở trong Natto. Điều bất ngờ là mặc dù có nhiều loại thực phẩm từ đậu tương, Nattokinase chỉ duy nhất có mặt trong Natto, do quá trình lên men đặc trưng để tạo thành Natto sản sinh ra enzym này. Bất ngờ hơn nữa, sau khi được chiết xuất và nghiên cứu cụ thể, Nattokinase cho thấy khả năng tiêu cục máu đông của nó là cực kỳ hiệu quả, cao gấp 4 lần so với plasmin, một enzym được cơ thể sản xuất để làm tiêu huyết khối

Các nhà nghiên cứu cho biết, Nattokinase có tác dụng trên cục máu đông theo hai cách, đó là: ngăn chặn sự hình thành cục máu đông nhờ giảm các yếu tố kích thích đông máu, đồng thời phá được huyết khối đã có bằng cách làm tan các liên kết protein giữa các hạt fibrin tự do (thành phần chính tạo nên cục máu đông). Tác dụng này của Nattokinase có thể kéo dài trong vòng từ 8 đến 12 giờ.
Thêm một ưu điểm nữa của Natto đó là an toàn ở liều rất cao và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, đây là lợi thế vượt trội so với các thuốc hoá dược chống đông máu khác như thuốc tây.

Tại Việt Nam Nattokinase được sản xuất đóng gói dưới dạng viên nang cứng tiện dùng mang tên Nattospes. Để hỗ trợ phòng và làm tan cục máu đông chỉ cần uống Nattospes mỗi ngày với liều 4 viên, sẽ giúp phòng đột quỵ hiệu quả.

Truy cập trang web dotquynao.info hoặc gọi hotline: 0917185170 để được dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ!

PSG Nguyễn Văn Thông sẽ nói cụ thể hơn về Nattokinase qua clip sau:

Vy Hạ