Ngay sau khi điều trị qua khỏi nguy hiểm, người bị đột quỵ cần tập luyện vật lý trị liệu. Nên tập vật lý trị liệu 24 giờ sau đột quỵ khi huyết áp đã ổn định sẽ giúp bệnh nhân hồi phục chức năng vận động một cách nhanh chóng.
Điều trị vật lý trị liệu trong đột quỵ cần sớm, đúng, đủ
Hầu hết bệnh nhân bị đột quỵ thường bị di chứng liệt, khó khăn trong vận động, chính vì vậy ngay sau khi qua khỏi cấp cứu bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cần luyện tập sớm hay chính là điều trị vật lý trị liệu. Vậy như thế nào là sớm, và liệu tập sớm có gây ra tai biến gì hay không? Với câu hỏi này, TS. BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, bệnh viện Nhân Dân 115 Thành phố Hồ Chí Minh trả lời: “Nên tập vật lí trị liệu 24 giờ sau đột quỵ, khi huyết áp đã ổn định là tốt nhất”.
Tại bệnh viện Nhân dân 115, tập vật lí trị liệu được thực hiện ngay sau thời gian cấp cứu đột quỵ là một phần quan trọng trong lộ trình đưa bệnh nhân trở về hòa nhập với cuộc sống. Công việc này được thực hiện ở 3 mức độ, dành cho bệnh nhân bị tổn thương não từ nặng đến nhẹ: 1. Kỹ thuật viên tập hoàn toàn cho bệnh nhân, 2. Kỹ thuật viên và người nhà thay phiên tập cho bệnh nhân, 3. Người nhà và bệnh nhân tự tập.
Vật lí trị liệu giúp người bệnh hồi phục chức năng vận động, duy trì lực của cơ và lưu thông máu huyết. Bệnh nhân cần tập bên bị liệt, đồng thời được khuyến khích tập bên còn khỏe duy trì lực cơ. Nếu không duy trì vận động, bệnh nhân sẽ dễ bị cứng khớp.
Vật lí trị liệu giúp phục hồi vận động sau đột quỵ
Tại Việt Nam điều trị tập vật lí trị liệu chủ yếu tại nhà do đó khi còn ở viện bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân và người nhà biết cách tập để có thể thực hiện tốt sau khi xuất viện. Việc tập luyện cần kiên trì, bền bỉ, hàng ngày. Chú ý không tập ngay sau khi ăn hay uống sữa, cần đợt ít nhất 30 phút sau bữa ăn mới nên tập.
Không chỉ người bị đột quỵ mà tất cả bệnh nhân phải nằm dưỡng bệnh lâu ngày rất cần tập vật lý trị liệu để giúp duy trì lực cơ.
Kỹ thuật viên vật lí trị liệu Trần Thị Minh Tâm, công tác tại khoa Bệnh lý mạch máu não, BV Nhân Dân 115 cho biết: “Mỗi bài tập có nhiều động tác, tùy theo bệnh trạng và lực cơ của bệnh nhân. Ví dụ: Người đã phẫu thuật tim cần phải thận trọng với động tác giơ tay lên cao. Người bị bán trật khớp, người bị gãy xương, người đột quỵ, người bại liệt có bài tập khác nhau. Người bị liệt hoàn toàn, bị liệt ở bậc 3, bậc 5 mức độ tập khác nhau”.
Khi bệnh nhân phải nằm nhiều, các vị trí chịu lực đè của cơ thể như: lưng, mông, gót chân, mắt cá chân… rất dễ lở loét. Vì vậy, cách 1,5 - 2 giờ đồng hồ người nhà nên giúp bệnh nhân xoay trở 1 lần để tránh lở loét hoặc giúp vết loét mau lành.
Kỹ thuật viên Trần Thị Minh Tâm chia sẻ: “Cứ hình dung một người bình thường mỗi ngày cần vận động bao nhiêu thì người nằm một chỗ cũng cần vận động như vậy. Lưu ý, mỗi bệnh nhân khi bắt đầu tập vật lí trị liệu đều phải được kỹ thuật viên hướng dẫn, và phải được bác sĩ chỉ định tập ở mức độ nào là phù hợp. Vì nếu tập sai, hậu quả cũng rất khôn lường”.
Bài tập vật lí trị liệu dành cho người đột quỵ gồm các giai đoạn
Bệnh nhân chưa ngồi dậy được:
- Tập co duỗi tay và các ngón.
- Tập co duỗi chân.
- Chú ý thỉnh thoảng cho bệnh nhân xoay cổ (ngoại trừ bệnh nhân bị đau ở cổ).
- Xoay trở tư thế nằm.
- Giai đoạn này chưa tập lưng.
Bệnh nhân ngồi dậy được:
- Tập ngồi dậy (chú ý khi đỡ bệnh nhân ngồi dậy nên nâng phần vai, tránh nâng đầu/cổ bệnh nhân).
- Tập tay khi ngồi.
- Tập chân khi ngồi.
Bệnh nhân đứng được: tập đứng, tập đi…
Trong giai đoạn đột quỵ cấp, bài tập chỉ gồm những động tác nhẹ, đơn giản, thực hiện tại giường. Khi sức khỏe bệnh nhân tiến triển, bài tập sẽ nâng cao hơn.
Nattospes giải pháp cho bệnh nhân tai biến mạch máu não
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, GS. Hiroyuki Sumi (người Nhật), viện trưởng Viện Sinh hoá-Huyết học Chicago (Mỹ) đã nghiên cứu trên 200 loại thực phẩm ở các nước khác nhau có tác dụng ngăn cản và làm tan cục máu đông. Cuối cùng ông đã tìm thấy trong natto, một thức ăn truyền thống của người Nhật được sản xuất từ hạt đậu tương một hoạt chất có tác dụng mạnh nhất, và đặt tên là nattokinase. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên bệnh nhân đã cho thấy nattokinase có tác dụng ngăn ngừa tạo thành cục máu đông, thậm chí làm tan được cục máu đông đã được hình thành. Nattokinase làm giảm độ nhớt, độ bết dính của máu nên còn có ảnh hưởng tốt chống xơ vữa mạch, giúp hạ huyết áp.
Nattokiase đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam Nattokinase lần đầu tiên được công ty TNHH Dược phẩm Á Âu đưa vào thị trường với tên Nattospes, sản phẩm đã được giới thiệu tại nhiều bệnh viện lớn như: Viện Quân Y 103, Bệnh Viện quân đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bênh viện Chợ Rẫy qua đó thu hút được nhiều sự quan tâm của các bác sỹ. Đồng thời Nattospes cũng được đưa vào sử dụng và nghiên cứu tác dụng tại một số đơn vị điều trị như: khoa đột quỵ bệnh viện 103, Trung tâm đột quỵ bệnh viện Trung ương quân đội 108... Kết quả nghiên cưú ban đầu thì Nattospes đã khẳng định được vai trò trong dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến huyết khối. Đây được coi là giải pháp mới để phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ) cũng như hỗ trợ điều trị, phục hồi các di chứng: liệt, nói ngọng, méo miệng, liệt nửa người... và dự phòng cơn tái phát cho bệnh nhân.
Sử dụng Nattospes kết hợp với điều trị vật lí trị liệu cho hiệu quả phục hồi hiệu quả. Truy cập trang web dotquynao.info hoặc gọi hotline: 0917185170 để được dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ!
Chia sẻ của PGS Nguyễn Minh Hiện về nghiên cứu của Nattospes:
Bình An