Zambia là một quốc gia nghèo ở Châu Phi. Đất nước này đang rơi vào “cuộc khủng hoảng” sức khỏe khi số bệnh nhân đột quỵ gia tăng nhanh chóng nhưng lại thiếu trầm trọng nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Tìm hiểu kỹ tình trạng này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và bài học lớn về cách phòng ngừa cũng như đối phó với chứng bệnh nguy hiểm này. 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng một phần não bộ bị tổn thương do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Tình trạng này xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não đột ngột ngưng trệ do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, méo miệng, mất trí nhớ,...

Đột quỵ được chia thành 2 thể chính:

- Thể nhồi máu não: Đây là trường hợp xảy ra phần lớn do mạch máu não bị tắc khi có cục máu đông chèn ép. Ngoài những cục máu đông, mạch máu cũng có thể tắc do mảng bám (bao gồm chất béo và cholesterol) làm dày thành mạch, khiến máu không thể lưu thông. 

- Thể xuất huyết não: Tai biến thể xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, máu tràn ra làm tổn thương các mô não xung quanh.  

Xem thêm: 3 bước SƠ CỨU ĐỘT QUỴ đúng cách

“Cuộc khủng hoảng” đột quỵ ở Zambia

Cộng hòa Zambia nằm ở phía Nam Châu Phi với dân số khoảng 17 triệu người. Đây là đất nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp khai khoáng không đáng kể dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Đặc biệt, hệ thống y tế ở đây còn rất nghèo nàn, không đáp ứng được nhu cầu điều trị bệnh của người dân. Một nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ tử vong vì đột quỵ tại Zambia cao hơn hẳn so với các nước phát triển: Trung bình cứ 100.000 người bị đột quỵ thì sẽ có 105 trường hợp tử vong, cao gấp gần 2 lần so với tỷ lệ 61/100.000 ở các nước phát triển. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

Không có nhân lực tay nghề cao

Zambia là một đất nước không có bất kỳ chuyên gia thần kinh nào, họ phải trông chờ vào sự trợ giúp của các chuyên gia nước ngoài – những người không quen thuộc với ngôn ngữ, văn hóa Zambia và đôi khi, mục đích của họ tới đây chỉ là để nghiên cứu chứ không phải chăm sóc bệnh nhân. 

Câu chuyện của Stanley Zimba (38 tuổi) - bác sĩ nội khoa tại Bệnh viện giảng dạy Đại học - bệnh viện lớn nhất Thủ đô Lusaka của Zambia là một ví dụ điển hình. Vì nguồn nhân lực của bệnh viện thiếu thốn, Zimba thường xuyên phải làm việc đến kiệt sức, anh phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực, từ viêm phổi, lao, tới chảy máu dạ dày, HIV,... Suốt 10 năm, Zimba chưa từng có ngày nghỉ phép. Thậm chí rất nhiều lần, anh phải cấp cứu cho bệnh nhân liên tục 24 giờ không ngừng. Trong đó, số ca đột quỵ chiếm rất nhiều. 

Không đủ trang thiết bị, vật tư y tế

Ở các nước phát triển, số người  tử vong vì đột quỵ đã giảm dần nhờ những tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị. Bệnh nhân được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế trên những chiếc xe cứu thương chuyên dụng, trong đó có máy chụp CT hoặc MRI giúp xác định loại đột quỵ. Và như đã nhắc đến ở phía trên, phần lớn số ca đột quỵ đều là nhồi máu não. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho loại đột quỵ này là sử dụng thuốc làm tan cục máu đông, được gọi là tPA.

Tuy nhiên, chi phí cho tPA rất đắt đỏ, có thể lên tới 8.000 đô la mỗi liều, loại thuốc này lại không có sẵn ở Zambia. Và hiển nhiên, thiết bị phục vụ cho các phương pháp điều trị hiện đại hơn như phẫu thuật càng không tồn tại ở đây. 

Đặc biệt, Zambia không có bất kỳ hệ thống điều phối khẩn cấp nào. Xe cứu thương của họ chủ yếu là xe đưa bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác, chứ không có thiết bị sơ cứu trong xe. Chính sự thiếu thốn này là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến việc cấp cứu đột quỵ không hiệu quả.

Người dân chưa có đủ nhận thức về bệnh đột quỵ

Với bệnh nhân đột quỵ, việc cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, đúng cách là yếu tố quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, tại Zambia, người bị đột quỵ hiếm khi được đưa tới cơ sở điều trị trong “thời gian vàng”. Hầu hết mọi người chỉ đi cấp cứu khi bệnh đã trở nên nặng nề, vài ngày sau khi bệnh khởi phát. Lúc này, hiệu quả điều trị đột quỵ không còn tích cực. 

“Ngập tràn” các bệnh lý nguy cơ

Đột quỵ có rất nhiều bệnh lý nguy cơ, chẳng hạn như: Cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, thậm chí là HIV,… Trong khi đó, người Zambia có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch rất cao; Số người mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường type II ngày càng gia tăng; Tỷ lệ nhiễm HIV dù đã giảm nhưng vẫn thuộc hàng cao nhất thế giới với 11,3%. Sự “ngập tràn” các bệnh lý nguy cơ này lý giải nguyên do tại sao Zambia lại có nhiều bệnh nhân đột quỵ như vậy.

Xem thêm: Những dấu hiệu của BỆNH ĐỘT QUỴ ở nam và nữ có điểm gì khác biệt?

Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?

Từ “cuộc khủng hoảng” đột quỵ ở Zambia, chúng ta có thể thấy rằng, việc phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng. Muốn làm được điều này, tất cả mọi người phải xây dựng “chiến lược” lâu dài và bền vững. Việc phòng bệnh tốt sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị cũng như giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia. 

Trên quy mô từng cá nhân, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa đột quỵ bằng cách:

Điều trị các bệnh lý nguy cơ: Các bệnh như: Tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch, rung nhĩ,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn cần tích cực điều trị các bệnh này bằng cách thường xuyên theo dõi các chỉ số, uống thuốc theo chỉ định. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc giữa chừng.

Hạn chế rượu bia: Đồ uống chứa cồn có thể làm tăng huyết áp, triglycerid (một loại chất béo) trong máu và cân nặng cơ thể, từ đó sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ. Chính vì vậy, nếu muốn phòng ngừa đột quỵ, bạn cần hạn chế rượu bia.

Bỏ thuốc lá: Các chuyên gia cho rằng, khói thuốc lá làm giảm oxy trong máu, cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể và kích thích động mạch, tạo điều kiện cho mảng xơ vữa tích tụ ở lòng mạch. Những người hút thuốc có nguy cơ bị tai biến do thiếu máu não cục bộ cao gấp 2 lần và xuất huyết não cao gấp 4 lần so với bình thường.

Ăn uống khoa học: Bạn cần ăn đủ bữa, đúng giờ với những loại thực phẩm lành mạnh. Hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ; Hạn chế đồ chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn, món ăn mặn,…

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là một cách tuyệt vời để phòng ngừa và hạn chế những di chứng của đột quỵ. Bởi việc thường xuyên luyện tập sẽ giúp bạn có nền tảng sức khỏe tốt hơn, đồng thời giảm tình trạng béo phì – một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ.

Để tìm hiểu thêm về cách phòng ngừa đột quỵ, mời bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn trong video sau:

Xem thêm: 5 cách PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ ai cũng phải biết để tránh nguy hiểm

Nattospes – Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả cho mọi người

Ngoài những phương pháp được gợi ý ở phía trên, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa đột quỵ một cách hiệu quả hơn. Tại Việt Nam, tiêu biểu trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.

Với thành phần chính từ nattokinase – một enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men theo phương pháp truyền thống của người Nhật Bản, sản phẩm Nattospes có tác dụng phòng ngừa, làm tan các cục máu đông, giúp ổn định huyết áp, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. 

Cụ thể, nattokinase có khả năng ngăn ngừa và làm tan cục máu đông - tác nhân gây đột quỵ; Làm giảm độ nhớt máu và độ dính của hồng cầu, từ đó giúp hạ huyết áp ở những người mắc bệnh tăng huyết áp - đối tượng có tỷ lệ bị đột quỵ cao.

Hội tụ tất cả những ưu điểm của nattokinase, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ; Cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Qua thực tế sử dụng, đa số người dùng Nattospes đã chia sẻ rằng, sức khỏe của họ cải thiện rõ rệt qua từng giai đoạn, cụ thể:

Sau 2 - 4 tuần: Người dùng tỉnh táo hơn, các chức năng của những cơ quan bị ảnh hưởng bắt đầu hoạt động trở lại. Hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn,… giảm đáng kể. Nếu bị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu,… các chỉ số bước đầu có xu hướng cải thiện. Người dùng thấy tỉnh táo, việc cử động, nói chuyện dễ dàng hơn.

Sau 1 - 3 tháng: Người bị đột quỵ dần phục hồi sức khỏe. Các di chứng như: Vận động khó khăn, khó nói, suy giảm trí nhớ,… đều cải thiện rõ rệt. Người dùng ăn uống tốt, cơ thể khỏe mạnh, vui vẻ hơn.

Sau 3 - 6 tháng: Người dùng tiếp tục cải thiện sức khỏe, huyết áp ổn định, đẩy lùi nguy cơ đột quỵ tái phát.

Sản phẩm có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn chung sau giai đoạn này, nhiều người duy trì sử dụng Nattospes cho thấy cả thể chất và tinh thần đều cải thiện tốt, không có tác dụng phụ hay vấn đề phát sinh. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN

Người dùng Nattospes chia sẻ kinh nghiệm

Rất nhiều người bị đột quỵ đã cải thiện sức khỏe thành công sau quá trình sử dụng Nattospes. Trường hợp của ông Võ Văn Tám ở thành phố Hồ Chí Minh (liên hệ qua anh Thảo – con rể ông Tám theo số điện thoại: 0919272701) là một ví dụ điển hình. Hãy theo dõi kinh nghiệm của ông Tám trong video sau:

Xem thêm chia sẻ của người dùng khác TẠI ĐÂY

Ý kiến của các chuyên gia về sản phẩm Nattospes

Nhiều chuyên gia cũng đã có những nhận xét rất tích cực về công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ của sản phẩm Nattospes. Để tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm này, mời bạn cùng nghe đánh giá của chuyên gia Nguyễn Minh Hiện trong video sau đây:

 

Xem thêm đánh giá của chuyên gia TẠI ĐÂY

Thực tế, “cuộc khủng hoảng” đột quỵ ở Zambia xảy ra chủ yếu do nền kinh tế yếu kém. Việc thay đổi hay hỗ trợ cần một chiến lược toàn diện và dài hạn. Chúng ta có thể nhìn vào đó để tự rút ra cho mình những bài học thiết thực, gần gũi với bản thân về cách phòng ngừa đột quỵ cũng như xử trí kịp thời để giảm nhẹ hậu quả của bệnh. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ rằng, trong tay chúng ta có “bí kíp” đối phó từ Nattospes. Đừng quên sử dụng Nattospes mỗi ngày để đột quỵ không có cơ hội xuất hiện và làm phiền cuộc sống, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh đột quỵ và đặt mua sản phẩm Nattospes, xin vui lòng gọi tới số 0917185170

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!