Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này thuộc top 3 trong tất cả các loại bệnh. Nếu bệnh nhân  may mắn thoát khỏi “bàn tay tử thần” thì cũng mắc phải vô vàn di chứng khủng khiếp, chiếm đến 92% các di chứng và nặng nề nhất phải nhắc đến di chứng liệt nửa người. Vậy người bệnh cần luyện tập như thế nào để có thể sớm trở về cuộc sống ban đầu?
Bài tập giúp bệnh nhân sau tai biến mạch máu não hồi phục nhanh chóng
Theo thống kê y tế cho thấy, trong số các bệnh nhân sau tai biến có khoảng 30% mắc phải di chứng tai biến mạch máu não nặng, 70% người bệnh mắc phải di chứng không có nguy hiểm và có tới hơn 90% khả năng vận động không bình thường.
Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những bài tập phù hợp cho bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người. Mục tiêu cuối cùng của việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân là giúp họ tái hoà nhập với cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Muốn tái hoà nhập bệnh nhân phải tự thực hiện được các loại vận động và chức năng tương ứng ở các tư thế, đặc biệt là thế đứng, vì có nhiều động tác vận động bệnh nhân có thể làm được khi nằm hoặc ngồi nhưng chưa chắc đã làm được khi đứng.

Lưu ý: khi mới bắt đầu các bài tập và bệnh nhân chưa thể tự vận động nên cần có người cùng tập để trợ giúp họ thực hiện và đề phòng tai nạn té ngã có thể xảy ra.
1.     Bài tập đứng thăng bằng
Bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
2.     Tập chuyển trọng lượng lần lượt
Giúp bệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân bị liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ vài giây. Sau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi thực hiện tương tự cho chân còn lại, gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như bắt đầu.

 Nếu bệnh nhân khó khăn trong lúc co duỗi chân thì có thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
3.     Tập co, duỗi khớp háng và khớp gối phía bên liệt
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân lành.
Khi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.

 

Nếu người bệnh cải thiện vận động thì người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm, sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt.
4.     Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân
Người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc bên thân, hai bàn chân cách nhau 15 - 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.

Tiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải. Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song...) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
5.     Bài tập dồn trọng lượng lên chân liệt
Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm.

Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vịn nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm. Khi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng.
Đẩy mạnh sự hồi phục di chứng sau tai biến mạch máu não cùng với Nattospes
Sự tác động từ các yếu tố tập luyện giúp bệnh nhân làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng oxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Tuy nhiên, phần não đã xảy ra tai biến thì các mạch máu bị tổn thương có thể bị tụ thành cục máu đông, mạch máu bị vỡ,… nên khả năng nuôi dưỡng tế bào não cũng bị trì trệ, khiến một phần não bộ bị suy yếu dần và các tế bào não dần chết đi do thiếu oxy nuôi dưỡng. Từ chính các yếu tố này khiến sự điều khiển của não bộ đến các cơ quan không thể diễn ra, cụ thể ở bệnh nhân liệt nửa người là tay chân một bên khó cử động. Vì vậy, bên cạnh yếu tố tập luyện, bệnh nhân cần sử dụng bổ sung các sản phẩm có chứa các loại enzyme giúp làm tan các cục máu đông và các mảng xơ vữa ở thành mạch, giúp máu huyết lưu thông dễ dàng lên não bộ. Nổi bật nhất trong số các loại enzyme đã được các nhà khoa học tìm thấy chính là Nattokinase đây là một trong 20 loại enzyme quý nhất hành tinh có khả năng hòa tan cục máu đông và phá vỡ các mảng xơ vữa trong thành mạch máu. Nhưng hoạt chất sinh học Nattokinase là một chất không bền trong không khí, dễ bị oxy hóa, nấm mốc và vi khuẩn phá hủy. Trải qua hàng chục năm nghiên cứu và đánh giá các nhà khoa học đã cho ra đời viên nang Nattospes, với công nghệ bào chế micro capsules – một màng sinh học giúp bảo vệ hoạt tính của Nattokinase, có thể nói đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay sản phẩm có thể đảm bảo được hoạt tính enzyme này.
Nattospes đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn một chục năm qua và đã mang lại niềm vui cho hàng triệu gia đình trên khắp mọi miền đất nước. Cụ thể như trường hợp của anh Anh Đỗ Văn Trụ (sinh năm 1972, số nhà 39, ngõ 1194/141 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội) bỗng trở thành người tàn phế, không tự chăm sóc được bản thân mình sau cơn đột quỵ não vào tháng 6 năm 2013. Anh đã phục hồi thần kỳ chỉ sau 2 tháng sử dụng Nattospes, từ một người cứng đơ, không nói năng, suy sụp tinh thần trầm trọng, mọi sinh hoạt phải phụ thuộc người khác, giờ đây anh có thể tự cầm thìa xúc cơm ăn, tự đi lại, tắm rửa, tự mặc quần áo cộc, tính tình vui vẻ hơn… Hiện tại, anh đã phục hồi chức năng nói, có thể nói được những câu dài, hát cùng con trai. Hãy lắng nghe vợ anh – chị Nguyễn Thị Lý chia sẻ:

Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm điều trị của những người khác tại mục chia sẻ
Hãy lắng nghe chia sẻ cụ thể của PGS.TS Nguyễn Minh Hiện nói rõ hơn về nghiên cứu của Nattospes: