Đột quỵ mùa lạnh là tình trạng thường gặp vào những ngày thời tiết lạnh giá, nhiệt độ giảm sâu. Điều này được thể hiện qua số ca mắc đột quỵ tăng cao khi trời lạnh. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thực trạng đột quỵ vào mùa lạnh

Thống kê tại các bệnh viện ở nước ta cho thấy, trung bình số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ mùa lạnh các năm tăng từ 15% đến 30%. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu hay rét đậm, rét hại, số ca bệnh càng tăng cao bất thường. Bên cạnh đó, không chỉ các ca mới, những người tiền sử bị đột quỵ cũng có nguy cơ tái phát cao hơn. 

Một thử nghiệm tại Incheon, Hàn Quốc diễn ra từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2000 để nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự giảm nhiệt độ và đột quỵ do thiếu máu não cho thấy, nhiệt độ môi trường giảm có liên quan đến nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Trong đó: Phụ nữ, người trên 65 tuổi, người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao dễ bị đột quỵ khi trời lạnh.

Một nghiên cứu tại Đức được đăng tải trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu chỉ ra rằng: Trung bình khi nhiệt độ giảm 2,9 độ C trong 24 giờ thì số ca bị đột quỵ tăng tới 11%, tỷ lệ này còn cao hơn ở những người đã có tiền sử bị đột quỵ và mắc các bệnh về tim mạch.

Tại Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện năm 2016 trên 172000 ca đột quỵ thiếu máu cục bộ được công bố trên Tạp chí Đột quỵ và bệnh mạch máu não cho thấy, đột quỵ diễn ra nhiều hơn ở nhiệt độ lạnh và khi nhiệt độ có sự dao động lớn.

Ước tính khi vào mùa lạnh, nguy cơ suy tim, đột quỵ,... của những người có bệnh về tim mạch cao hơn 15% so với những mùa khác. Người già có khả năng miễn dịch và sức chịu đựng kém nên nguy cơ bị đột quỵ càng tăng mạnh hơn. Đặc biệt, các đối tượng ít vận động, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, ăn uống thiếu khoa học cũng có nguy cơ cao mắc đột quỵ khi trời lạnh.

thoi-tiet-lanh-gia-khien-nguy-co-dot-quy-tang-cao.webp

Thời tiết lạnh giá khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao

Nguyên nhân khiến đột quỵ tăng cao khi trời lạnh

Nguyên nhân khiến đột quỵ vào mùa lạnh tăng cao được giải thích như sau:

  • Nhiệt độ giảm sâu khiến mạch máu bị giảm tính đàn hồi, bị co lại gây hẹp lòng mạch và tăng huyết áp. Điều này sẽ khiến lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Cơ thể tăng tiết các catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Mặt khác, các mạch máu dễ co lại làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch. Mạch máu ở một số vùng co lại sẽ đẩy máu ra những khu vực ít chịu ảnh hưởng hơn, gây giãn mạch thụ động. Từ đó, các biến chứng đột quỵ xuất huyết não hoặc phù phổi cấp có tỷ lệ xảy ra nhiều hơn bình thường.
  • Nhiệt độ giảm làm tăng độ nhớt máu, khiến máu dễ đông đặc tại thành huyết khối, gây tắc mạch. Từ đó làm dòng máu tới não bị ứ trệ, lâu dần sẽ gây ra đột quỵ nếu không được phát hiện kịp thời.
  • Ở những người có tiền sử cao huyết áp, thành mạch máu đã bị thoái hóa dày lên, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu não. Động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn, não sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy; Còn người đã có biến chứng xơ vữa động mạch hay huyết khối, mạch máu dễ bị tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não. Do đó, khi nhiệt độ giảm sâu sẽ làm tăng nguy cơ tử vong và các biến chứng nặng nề do đột quỵ não gây ra.
  • Chế độ ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo và các chất kích thích kèm theo thói quen lười vận động khi trời lạnh cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây đột quỵ não.
  • Một nguyên nhân khác đến từ thói quen uống rượu, bia sẽ khiến lượng cồn lưu lại trong máu lâu. Từ đó làm tăng huyết áp, nhịp tim, tăng lưu lượng máu và làm giảm độ kết dính của máu, tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não.

dot-quy-khi-troi-lanh-do-nhieu-nguyen-nhan-khac-nhau-nhu-mach-mau-co-luoi-van-dong.webp

Đột quỵ khi trời lạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như mạch máu co, lười vận động,...

Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh?

Đột quỵ não một khi đã xảy ra sẽ gây ra cho người bệnh những hậu quả khôn lường, nặng thì tử vong, nhẹ thì làm xuất hiện các di chứng như liệt, méo miệng, nói khó, giảm trí nhớ. Do đó, cách tốt nhất là phòng ngừa đột quỵ khi trời trở lạnh càng sớm càng tốt, đặc biệt với những người có nguy cơ cao.

Để ngăn ngừa cơn đột quỵ xảy ra vào mùa lạnh, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:

  • Cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ não dễ tái phát hoặc xuất hiện như huyết áp cao, tiểu đường, xơ vữa động mạch, mỡ máu,... Sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt kết hợp luyện tập thể thao hàng ngày để các chỉ số đó luôn nằm trong khoảng an toàn.
  • Ăn uống khoa học lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Ưu tiên đồ ăn thanh đạm, nhiều chất xơ, trái cây tươi tốt cho tim mạch,...
  • Vận động nhẹ nhàng thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ dễ dẫn đến tình trạng ứ trệ khí huyết. Tuy nhiên, vào những ngày nhiệt độ giảm sâu, bạn không nên ra ngoài tập thể dục vào sáng sớm vì rất dễ bị sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ não.
  • Cần giữ ấm cơ thể vào trời lạnh bằng cách mặc áo ấm, quàng khăn đeo găng tay khi đi ngoài đường. Trong phòng cần kín gió, bạn có thể bật lò sưởi hoặc điều hòa để giữ ấm cơ thể. Không để nhiệt độ cơ thể xuống dưới 25 độ C. Nên uống nước ấm, ăn đồ nóng, hạn chế ăn đồ lạnh. Tắm nước ấm ở nhiệt độ 37 độ C, không nên tắm muộn.
  • Hạn chế uống rượu, bia trước khi đi ra ngoài trời lạnh vì khi đó, rượu làm giãn mạch dưới da, tạo cảm giác ấm hơn nhưng thực tế nó đã lấy đi nguồn nhiệt ra khỏi cơ thể, khiến cho bản thân người uống rượu không biết được mình đang bị mất nhiệt.

Bên cạnh các phương pháp trên, để ngăn ngừa đột quỵ não khi trời chuyển lạnh, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa nattokinase, giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes ra đời năm 2006 là sản phẩm đầu tiên tại nước ta có chứa thành phần chính nattokinase từ đậu tương lên men. Các nghiên cứu đều cho thấy khả năng tiêu huyết khối, giảm độ nhớt, kích thích cơ thể tăng tạo các yếu tố chống đông máu,... của nattokinase.

nattospes-giai-phap-phong-ngua-dot-quy-mua-lanh.webp

Nattospes - Giải pháp phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh

dat_mua_ngay.png

Do đó, Nattospes có tác dụng phòng ngừa, phá tan các cục máu đông, giúp tăng tuần hoàn, lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não (đột quỵ) và di chứng; Hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến cục máu đông: Viêm tắc động, tĩnh mạch, các biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ ở người già; Hỗ trợ ổn định huyết áp. Sản phẩm này đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả hỗ trợ trên người bị đột quỵ thiếu máu não và người bị nhồi máu não tại Việt Nam. Một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai trên người bệnh đột quỵ nhồi máu não cho thấy: Khả năng chống cục máu đông, chống kết tập tiểu cầu tương đương với Aspirin và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.

Trên thực tế, rất nhiều người sử dụng sản phẩm Nattospes đã cải thiện các di chứng sau đột quỵ não hiệu quả. Điển hình như trường hợp của ông Võ Văn Tám (Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh). Hãy cùng lắng nghe lời tâm sự của ông Tám qua video sau:

Đột quỵ mùa lạnh là điều khó tránh khỏi nhưng lại rất dễ để phòng ngừa. Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã đem lại, các bạn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Nếu còn băn khoăn về vấn đề đột quỵ trời lạnh, hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận hoặc gọi đến số 0917.185170 để được tư vấn sớm nhất.

Lan Khuê

Nguồn tham khảo

https://www.heart.org/en/news/2019/01/31/chilling-studies-show-cold-weather-could-increase-stroke-risk

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12843774/

https://www.timesnownews.com/health/article/cold-weather-increases-stroke-risk-here-s-what-you-can-do-to-prevent-a-brain-attack/536594