Chào bạn!
Để trả lời cho những câu hỏi về biến chứng tai biến mạch máu não bạn đã đặt ra, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu chung về tai biến mạch máu não.
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là tình trạng xảy ra khi dòng máu lưu thông lên não đột ngột ngưng trệ do tắc hoặc vỡ mạch máu não. Nếu không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, não bộ sẽ bị tổn thương, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề chỉ trong vài phút.
Tai biến mạch máu não được chia thành 2 thể chính:
- Thể thiếu máu não: Đây là trường hợp xảy ra khi mạch máu não bị tắc do có cục máu đông chèn ép. Ngoài những cục máu đông, mạch máu cũng có thể tắc do mảng bám (bao gồm chất béo và cholesterol) làm dày thành mạch, khiến máu không thể lưu thông.
- Thể xuất huyết não: Tai biến thể xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, máu tràn ra làm tổn thương các mô não xung quanh.
Tai biến mạch máu não là bệnh lý nguy hiểm
>>>Xem thêm: Điều trị tai biến mạch máu não tại nhà như thế nào?
Biến chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người
Bệnh nhân tai biến mạch máu não có thể gặp rất nhiều biến chứng như: Liệt nửa người, méo miệng, mờ mắt,… Tai biến liệt nửa người là biến chứng nghiêm trọng và phổ biến nhất. Đây là tình trạng người bệnh bị yếu hoặc liệt một bên cơ thể, tùy thuộc vào phía não bị tổn thương sau tai biến. Não phải bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên trái, não trái bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên phải.
Theo Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia Hoa Kỳ, có đến 80% bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não bị liệt nửa người, đi kèm với đó là một số biểu hiện khó chịu khác như: Co cứng cơ bắp, yếu cơ bắp, teo cơ, co giật, đau mỏi toàn thân...
Để hiểu rõ hơn về biến chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người, mời bạn theo dõi PGS.TS Nguyễn Minh Hiện phân tích trong video dưới đây:
Hầu hết mọi biến chứng tai biến mạch máu não đều có thể cải thiện được nếu người bệnh sớm thực hiện luyện tập phục hồi. Tai biến liệt nửa người cũng nằm trong số đó. Tuy nhiên, quá trình cải thiện di chứng này tương đối khó khăn và cũng thường “dài hơi” hơn so với những tổn thương khác.
>>>Xem thêm: Tai biến tái lại nhiều lần – Làm thế nào để kiểm soát tình trạng này?
Khắc phục biến chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người
Trong giai đoạn phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, vai trò của những người chăm sóc là rất quan trọng. Bạn đã đặt ra câu hỏi: Gia đình có thể làm gì để giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe? Đây là một câu hỏi thể hiện đầy tình cảm ruột thịt. Trả lời cho câu hỏi này, để giúp bố bạn nhanh chóng phục hồi, các thành viên trong gia đình cần kết hợp giúp đỡ ông cả trong chế độ luyện tập, sinh hoạt và ăn uống. Cụ thể như sau:
Chế độ luyện tập
Luyện tập là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để cải thiện di chứng tai biến mạch máu não. Bạn hãy đưa bố đến gặp chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn chuyên sâu.
Bạn cũng cần ghi nhớ một điều rằng, nguyên tắc quan trọng nhất trong phục hồi di chứng tai biến liệt nửa người là không bỏ quên bên bị liệt. Với bố bạn hiện tại, một nửa cơ thể bất động, nhưng nửa còn lại vẫn cử động được, nên hãy khuyến khích ông tăng cường sử dụng bên tay chân không bị liệt để hỗ trợ nửa còn lại. Đây là phương pháp hiệu quả giúp não bộ không “quên” cách vận động.
Người bị tai biến liệt nửa người cần thường xuyên luyện tập
Sau một thời gian, khi khả năng vận động của bên tay chân bị liệt đã được cải thiện, hãy tạo điều kiện cho bố bạn tự làm những việc cá nhân như ăn uống, vệ sinh, gấp quần áo,… khi ở nhà.
Chế độ sinh hoạt
Trong cuộc sống hàng ngày, không riêng gì người bị tai biến mà tất cả chúng ta đều cần xây dựng một lối sống khoa học với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Để cải thiện di chứng tai biến mạch máu não, người bị tai biến không nên căng thẳng, hạn chế thức khuya và cần tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
Bên cạnh đó, sau khi bố bạn được xuất viện, hãy tạo điều kiện cho ông được giao lưu, gặp gỡ với người thân, bạn bè để giúp tinh thần thoải mái, lạc quan hơn, tránh rơi vào trầm cảm sau tai biến mạch máu não.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não. Người bệnh cần ăn nhiều rau xanh, trái cây, chế biến ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp,… và tránh thức ăn nhiều đường, đồ ăn mặn hoặc những thực phẩm nhiều cholesterol.
Cần giúp người bị tai biến xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Đồng thời, bố bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Nattospes có thành phần chính là nattokinase. Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đậu tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch.
Khi đi vào cơ thể, nattokinase có tác dụng phòng ngừa và làm tan cục máu đông theo 2 con đường: Một là trực tiếp tiêu hủy sợi fibrin (sợi huyết) làm tan cục máu đông, hai là nó kích thích một loạt các yếu tố khác trong máu tăng cường sản sinh plasmin tiêu hủy sợi fibrin.
Tận dụng ưu điểm này, các nhà khoa học Việt Nam đã bào chế thành công sản phẩm Nattospes giúp phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi như bố bạn.
Nattospes hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả
Rất nhiều người đã dùng Nattospes để cải thiện biến chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người thành công. Điển hình là trường hợp của anh Nguyễn Văn Thành ở Sầm Sơn, Thanh Hóa (SĐT: 0815038883). Bạn có thể theo dõi chi tiết câu chuyện của anh Thành trong video sau:
>>>Xem thêm: Chuyên gia Dương Trọng Hiếu phân tích về những biến chứng tai biến mạch máu não nếu không được cấp cứu kịp thời
Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc biến chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người có chữa được không, từ đó giúp bố bạn nhanh chóng phục hồi sau tai biến.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chuyên gia tim mạch