Tai biến méo miệng là di chứng thường gặp ở người bệnh sau cơn tai biến, gây bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng méo miệng và ngăn ngừa cơn tai biến nghiêm trọng tái phát?. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau đây.

Tai biến méo miệng là gì?

Tai biến méo miệng là một trong những di chứng thường gặp nhất ở người bệnh sau cơn tai biến. Nguyên nhân khiến người bệnh bị méo miệng sau tai biến được giải thích là do sự tổn thương của dây thần kinh số 7. Khi não bộ bị ảnh hưởng bởi cơn tai biến thì kéo theo đó là sự tổn thương của dây thần kinh số 7 giữ chức năng chi phối hoạt động các khối cơ mặt. 

Sự tổn thương này khiến cho cơ mặt của người bệnh bị chảy xệ, miệng méo xệch sang một bên. Bên cạnh đó, nhân trung cũng bị lệch, có thể thấy rất rõ khi người bệnh cười hoặc nói. Khi bị méo miệng do tai biến, người bệnh sẽ gặp rất nhiều trở ngại từ việc ăn uống đến giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

Ăn cơm hay rơi vãi, khó nuốt, khó phát âm,... là những khó khăn mà người bệnh tai biến phải trải qua. Nếu không được điều trị, tập luyện, tình trạng tai biến méo miệng sẽ nặng hơn. Nhiều trường hợp cảm thấy tự ti, mặc cảm với di chứng này, khiến việc giao tiếp, luyện tập cũng như cơ hội tái hòa nhập với cộng đồng sẽ thấp hơn.

Ngoài biểu hiện méo miệng, người bệnh tai biến còn có những dấu hiệu khác như:

  • Mất cân xứng trên khuôn mặt, nhiều nếp nhăn hơn, các rãnh mũi má mất đi hoặc mờ.
  • Mắt bên mặt bị liệt hay miệng bị méo thường không thể khép kín. Điều này được giải thích là do tình trạng liệt cơ khép vòng mi.
  • Có cảm giác tê một bên mặt, khô mắt hoặc chảy nước mắt giàn giụa do rối loạn điều tiết nước mắt.

Nghiên cứu cho thấy, khi phát hiện có dấu hiệu này thì cần tiến hành điều trị ngay trong khoảng 72 tiếng đầu. Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ, người mắc có thể tự phục hồi trong 1 tháng, hoặc từ 6-9 tháng nếu bệnh nặng.

Tai biến méo miệng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Tai biến méo miệng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Phân biệt tai biến méo miệng với liệt mặt Bell’s

Méo miệng do tai biến thường hay nhầm lẫn với bệnh liệt mặt Bell’s. Liệt mặt Bell’s hay còn được gọi là liệt mặt vô căn. Đây là kết quả của sự rối loạn chức năng dây thần kinh mặt số 7. Bệnh thường gây liệt chủ yếu một bên mặt, rất hiếm khi liệt cả hai bên. 

Liệt mặt Bell’s có dấu hiệu miệng méo, mặt xệ, khô mắt như người bệnh tai biến. Tuy nhiên, để có thể phân biệt được 2 tình trạng này, bạn cần dựa vào các dấu hiệu như sau:

  • Méo miệng do đột quỵ sẽ mang tính chất cấp tính hơn, đạt mức độ nghiêm trọng chỉ trong vài giây hoặc vài phút. Trong khi đó, với liệt mặt Bell’s mức độ nghiêm trọng có thể đến vài giờ hay vài ngày.
  • Méo miệng ở đột quỵ sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn. Khi cười, người bệnh tai biến thường không thể nâng một bên miệng của mình. Đối với người bệnh liệt mặt Bell’s vẫn có thể mỉm cười cân đối.
  • Người bệnh tai biến thường khi nhăn trán sẽ thấy rõ sự nâng lên ở cả hai bên, còn đối với liệt mặt Bell’s sẽ thấy sự bất đối xứng ở khuôn mặt nếu thực hiện hành động này.

Cần phân biệt liệt mặt Bell’s và méo miệng do tai biến

Cần phân biệt liệt mặt Bell’s và méo miệng do tai biến

AE-0111-02.jpg

Điều trị méo miệng do tai biến

Để chữa méo miệng sau tai biến cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau, yêu cầu sự hợp tác ở cả người bệnh và người nhà của họ, kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị tai biến như thuốc chống đông máu, thuốc bổ não, điều trị triệu chứng hoặc thuốc giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ là phương pháp cần thiết để ngăn ngừa tai biến tái phát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp cải thiện tình trạng méo miệng, ngăn ngừa bệnh nặng hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Việc ăn uống ở người bị méo miệng sau tai biến là rất khó khăn. Nhiều người vì không thể tự ăn uống, hay sặc thức ăn khiến trở nên ngại ăn. Điều này làm cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng suy nhược.

Do đó, cần chế biến thức ăn ở dạng mềm như cháo, súp, canh thuận lợi cho việc ăn uống. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh nhồi nhét quá nhiều.

Khẩu phần ăn cần đảm bảo luôn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả,...

Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường. Từ bỏ rượu bia thuốc lá,... Bên cạnh đó, việc uống đủ 1.5-2 lít nước/ ngày là rất cần thiết.

Người bệnh tai biến méo miệng nên ăn thức ăn dạng lỏng

Người bệnh tai biến méo miệng nên ăn thức ăn dạng lỏng

AE-0111-02.jpg

Luyện tập phục hồi chức năng

Thực hiện các bài tập cho cơ miệng là điều cần thiết để tình trạng méo miệng nhanh chóng được cải thiện. Người bệnh méo miệng do tai biến còn có thể áp dụng cách bấm huyệt, châm cứu để kích thích dây thần kinh số 7 hoạt động trở lại bình thường.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa nattokinase

Để cải thiện tình trạng méo miệng do tai biến mạch máu não, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm thiên nhiên Nattospes có chứa nattokinase. Nattospes ra đời năm 2006, được nhiều nghiên cứu lâm sàng tại các bệnh viện lớn chứng minh về tác dụng hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến, trong đó có méo miệng.

Nattokinase có công dụng tiêu sợi huyết mạnh gấp 4 lần so với plasmin, từ đó ngăn ngừa quá trình tạo cục máu đông. Đồng thời, Nattospes còn giúp tăng cường tuần hoàn não, ngăn ngừa tai biến, từ đó cải thiện di chứng méo miệng an toàn, hiệu quả.

Nattospes giúp cải thiện tai biến nhẹ

Cải thiện méo miệng tai biến từ Nattospes

Dathang-.gif

Tai biến méo miệng là di chứng không ai mong muốn. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bạn nên kết hợp các biện pháp kể trên để đạt kết quả tốt nhất.

Hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, đội ngũ chuyên gia sẽ giúp bạn giải đáp sớm nhất.

>>>XEM THÊM: Cách cải thiện tình trạng méo miệng sau tai biến của ông Tám TẠI ĐÂY

*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

 

Nguồn tham khảo:

https://www.jems.com/patient-care/differentiating-facial-weakness-caused-b/

https://www.healthdirect.gov.au/facial-droop

https://www.ninds.nih.gov/Disorders/Patient-Caregiver-Education/Fact-Sheets/Bells-Palsy-Fact-Sheet